Thế giới

Anh khẩn trương đưa 20.000 công dân từ Sharm el- Sheikh về nước

ClockThứ Sáu, 06/11/2015 06:55
TTH.VN - Từ hôm nay (6/11), Vương quốc Anh bắt đầu sơ tán 20.000 công dân hiện đang có mặt tại khu nghỉ dưỡng Sharm el- Sheikh (Ai Cập) về nước. Động thái này được đưa ra sau khi tình báo Anh và Mỹ cho rằng, vụ tai nạn máy bay dân dụng của Nga cất cánh từ khu nghỉ dưỡng nói trên có thể bị “đánh bom khủng bố”.

Phát biểu trong một tuyên bố ngày 5/11 trên kênh truyền hình Sky News, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond khẳng định: “chúng tôi đang làm việc với các hãng hàng không và giới chức trách Ai Cập để thực hiện những biện pháp an ninh đặc biệt, cho phép chúng tôi đưa khách du lịch mang quốc tịch Anh đang ở Sharm el-Sheikh về nước. Kế hoạch này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/11 đến vài tuần sau đó hoặc trong vòng 10 ngày, cho tới khi London đưa hết khách du lịch người Anh về nước”.

Hành khách xếp hàng tại một điểm kiểm tra an ninh ở sân bay Sharm El-Sheikh, Ai Cập ngày 05/11. Ảnh: AFP 

Đáng chú ý, hành khách trên các chuyến bay này chỉ được phép mang theo hành lý xách tay, Chính phủ Anh nhấn mạnh. “Các biện pháp an ninh bổ sung sẽ bao gồm việc yêu cầu hành khách chỉ được mang theo hành lý xách tay lên máy bay và phải để riêng tất cả hành lý”, một phát ngôn viên của Thủ tướng Anh David Cameron cho biết.

Trước đó ngày 4/11, London đã hủy tất cả các chuyến bay từ khu nghỉ dưỡng Ai Cập tới Anh và ngược lại. Theo ông Hammond, lý do cho quyết định này là bởi “thiết bị nổ trên máy bay của Nga có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn kinh hoàng”.

Bộ Ngoại giao Anh cũng khuyến cáo công dân nước này không nên đến hoặc đi từ khu nghỉ dưỡng Ai Cập bằng đường hàng không nếu không thật sự cần thiết.

Các hãng hàng không Anh như British Airways, EasyJet, Thomson Airways và Monarch nói rằng, họ đang lên kế hoạch cho tổng cộng 15 chuyến bay vào hôm nay (6/11) để đưa 20.000 khách du lịch người Anh hiện đang ở khu nghỉ dưỡng về nước an toàn.

Giám đốc điều hành của hãng hàng không Thomson Airways cho hay, các chuyến bay sẽ “hoạt động theo những biện pháp an ninh đặc biệt của Chính phủ Vương quốc Anh”, trong đó có việc siết chặt hoạt động kiểm tra hành lý và vận chuyển chúng một cách riêng biệt.

“Tất cả các hành lý xách tay sẽ được trả lại cho khách hàng bằng phương thức an toàn đặc biệt do Chính phủ Anh điều hành”, một tuyên bố từ Thomson Airways nói thêm.

Tiếp đó, theo hãng hàng không EasyJet, họ đang lên kế hoạch cho 8 chuyến bay bổ sung và nói rằng bất cứ ai có dự định bay đến Sharm el-Sheikh trong 14 ngày tiếp theo có thể được hoàn tiền hoặc thay đổi điểm đến của họ.

Một số hãng hàng không của Đức cũng quyết định ngừng thêm nhiều chuyến bay đi và đến Sharm, “như một biện pháp phòng ngừa”. Ngoài ra, hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ Turkish Airlines đã hủy 2 chuyến bay, mặc dù trước đó hãng đã khẳng định sẽ tiếp tục bay tới khu nghỉ dưỡng này.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đang nỗ lực để xoa dịu những lo ngại về an ninh tại các sân bay của khu nghỉ mát trên Biển Đỏ. Trước đó, Ai Cập và Nga đã bác bỏ khả năng vụ tai nạn là một vụ đánh bom khủng bố. Cairo nói rằng, “không có bằng chứng” để khẳng định giả thuyết này.

Ông Sisi khẳng định, Ai Cập “sẵn sàng hợp tác” với các đối tác để bảo vệ du khách nước ngoài, và rằng Tổng thống nước này muốn đảm bảo vụ tai nạn không có tác động tiêu cực đến thương mại du lịch của Cairo .

“Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với tất cả các quốc gia để đảm bảo sân bay của chúng tôi hỗ trợ sự an toàn và an ninh cần thiết”, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Anh David Cameron.

Lê Thảo (lược dịch từ AFP, Dailymail & BBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top