Thế giới

Anh khó có thể đảm bảo giao thương thông suốt với EU từ đầu năm 2021

ClockThứ Bảy, 07/11/2020 10:22
Ngày 6/11, Văn phòng kiểm toán quốc gia (NAO), cơ quan chuyên đánh giá tình hình chi tiêu công tại Anh, cảnh báo nguy cơ cao sẽ xảy ra tình trạng gián đoạn trên diện rộng tại hầu hết các khu vực biên giới Anh khi quốc gia này chính thức rời Liên minh châu Âu (EU) từ đầu năm 2021.

Bộ xương người cổ phát hiện ở Đức cung cấp manh mối về thời tiền sửIndonesia: Suy thoái kinh tế do dịch bùng phát, cản trở kinh tế phục hồiNgành dịch vụ của Trung Quốc vẫn phát triển mạnh trong tháng 10Hà Lan: Phi công hãng KLM đồng ý cắt giảm lương để nhận gói trợ cấp của chính phủNew Zealand: Lần đầu tiên có nữ ngoại trưởng là người bản địa

Theo NAO, tình trạng trên sẽ xảy ra bất kể 2 bên có đạt thỏa thuận thương mại tự do hay không. Nguyên nhân là do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19khiến công tác chuẩn bị không thể đảm bảo tiến độ.

Từ ngày 1/1/2021, sau khi Anh chính thức ra khỏi thị trường chung và liên minh thuế quan EU, tất cả các đơn vị xuất khẩu sẽ phải nộp hồ sơ hải quan và an toàn kể cả khi Anh đạt được thỏa thuận với EU.

Tuy nhiên, NAO đánh giá các cảng hiện nay không còn nhiều thời gian để hoàn tất việc tích hợp hoặc thử nghiệm các hệ thống của họ với các dịch vụ công nghệ mới của chính phủ.

Bên cạnh đó, hiện vẫn còn thiếu địa điểm kiểm tra hải quan và thiếu người trung gian thực hiện thủ tục hải quan để hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi sang giai đoạn mới.

Giám đốc NAO Gareth Davies cho rằng chính phủ Anh cần nhanh chóng hành động để giảm thiểu tác động khi gián đoạn xảy ra.

Một trong những khu vực thách thức nhất sẽ là Bắc Ireland. Theo thỏa thuận Brexit, một số loại hàng hóa từ các vùng khác tại Anh trước khi tới khu vực này sẽ phải được kiểm tra hải quan để đảm bảo giao thương với thành viên EU là Cộng hòa Ireland diễn ra thuận lợi.

Tuy nhiên, NAO cho biết cơ quan phụ trách chuẩn bị các hệ thống và cơ sở vật chất để tiến hành những thủ tục kiểm tra hải quan với các mặt hàng như sản phẩm từ động vật hoặc cây trồng lo ngại không thể đảm bảo mọi việc sẽ sẵn sàng đúng hạn chót.

Cơ quan hải quan cũng lo ngại "nguy cơ cao" không thể sẵn sàng đúng thời hạn dù đang thực hiện mọi việc với tốc độ tốt. Hiện cơ quan này cũng đồng thời nghiên cứu các phương pháp thay thế nếu không thể đảm bảo hoàn tất công tác chuẩn bị trước ngày 1/1/2021.

Báo cáo của NAO nêu rõ cơ quan hải quan sẽ phải xử lý khoảng 270 triệu hồ sơ hải quan mỗi năm. Ngân hàng trung ương Anh từng cảnh báo GDP của quốc gia này có thể sụt giảm 1% vì những thay đổi về thương mại, kể cả khi hai bên đạt thỏa thuận.

Hiện đàm phán thương mại Anh-EU vẫn chưa có tiến triển đáng kể dù thời gian còn lại không nhiều. Ngày 6/1, Ủy viên EU phụ trách thị trường nội địa Thierry Breton  cho rằng cơ hội đạt thỏa thuận là 50/50.

Phát biểu trên kênh truyền hình France 2, ông Breton khẳng định phía EU đã đưa ra quan điểm rõ ràng về các điều kiện và việc tiếp cận thị trường chung EU. Theo ủy viên EU, Anh sẽ là bên chịu thiệt hại nặng nề hơn nếu đàm phán đổ vỡ mà không có kết quả khiến Anh phải rời đi mà không có thỏa thuận.

Anh rời EU từ cuối tháng 1/2020 nhưng hai bên có khoảng thời gian chuyển tiếp kéo dài đến cuối năm nay để đàm phán thỏa thuận tự do thương mại. Hồi đầu tuần này, trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier và người đồng cấp Anh David Frost đều cho biết hai bên vẫn tồn tại "khác biệt lớn" trong đàm phán.

Các vấn đề gây trở ngại nhiều nhất là quyền đánh bắt cá, các quy định cạnh tranh công bằng giữa các công ty và cách giải quyết những tranh chấp thương mại trong tương lai.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top