ClockChủ Nhật, 16/12/2018 07:23

“Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi”

TTH - Hai mươi năm trước, có một người đàn bà ghé lại tòa soạn Báo Thừa Thiên Huế đề nghị được mời nhà báo về thăm nhà của đồng chí Nguyễn Chí Diểu.

Nhà hoạt động chính trị một lòng vì dân, vì ĐảngCải tạo, chỉnh trang di tích Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu

Lâu lắm rồi, không được chăm sóc, ngôi nhà của vị cách mạng tiền bối xuống cấp nên bà là một người cháu mong muốn có nhà báo góp một tiếng nói. Tôi là người được chọn. Cũng vào tầm này, trời Huế đổ mưa và lạnh, tôi đã đi theo người đàn bà xa lạ kia về ngôi làng nơi ngã ba Sình, nổi tiếng với nghề làm hoa giấy Thanh Tiên.

Lần ấy, tôi đã có bài viết trên Báo Thừa Thiên Huế mô tả về những gì được tận mắt chứng kiến và những câu chuyện kể về nhà cách mạng Nguyễn Chí Diểu. Tôi đã không quên đưa vào bài viết câu thơ đong đầy xốn xang của nhà thơ Tố Hữu:“Con lớn lên, con tìm Cách mạng/ Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi” (Quê mẹ). Cũng như nhiều thế hệ học trò trưởng thành sau ngày giải phóng 1975, tôi thích và nhớ mãi câu thơ đó. Nó như một lời tự sự, đầy tri ân của nhà thơ Tố Hữu dành cho nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Chí Diểu.

Mới đây, cùng anh Dương Phước Thu tìm hiểu về báo Dân, tờ báo Xứ ủy Trung Kỳ mà đồng chí Nguyễn Chí Diểu là Bí thư, giai đoạn 1938 -1939, tôi có dịp đọc lại những bài thơ, như Vú em, Hai đứa bé… của nhà thơ Tố Hữu lần đầu tiên ra mắt bạn đọc, lại càng thấm thía hơn câu thơ “Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi”. Quê Tố Hữu ở làng Tân Lai Xuân, xã Quảng Thọ (Quảng Điền), còn Nguyễn Chí Diểu thì sinh ra và lớn lên cách đó không xa, ở làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang.

Năm 2008, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khánh thành nhà lưu niệm di tích, sau 5 năm tu sửa và nâng cấp. Nguyên gốc, ngôi nhà của đồng chí Nguyễn Chí Diểu ở làng Thanh Tiên vốn lợp tranh. Khoảng năm 1929, người anh của đồng chí là ông Nguyễn Chí Thông đã bỏ tiền xây dựng lại, giữ nguyên kiểu dáng cũ. Sau khi nâng cấp và sửa chữa, các loại bàn ghế, giường, phản... vẫn được lưu giữ, là những bằng chứng về cuộc sống của đồng chí Nguyễn Chí Diểu đã một thời gắn bó với ngôi nhà thân yêu này.

Đầu tháng 11 vừa qua, tại thành phố Huế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên - Huế”. Đây được xem là khởi đầu cho hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018), và như khẳng định của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư T.W Đảng, là nhằm ôn lại cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Chí Diểu, người chiến sĩ Cộng sản kiên trung đã phấn đấu và dâng hiến trọn đời mình vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân.

Từ nhiều năm nay, Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu trở thành điểm thăm viếng, tham quan học hỏi dành cho du khách, đồng thời là nơi sinh hoạt cộng đồng cho thế hệ trẻ xã Phú Mậu và người dân trong vùng. Còn tôi, vào các dịp Festival Huế, vẫn thường có thói quen về làng Thanh Tiên tham dự lễ hội “Sắc màu Thanh Tiên”, đồng thời viếng thăm người chiến sĩ Cộng sản mà tôi đặc biệt trân trọng. Ngân vọng trong tôi là lời thơ mộc mạc, nhiều gửi gắm: “Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi”.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Về làng “check-in”

Để quảng bá cảnh đẹp, thêm điểm vui chơi, giải trí, một số làng quê đầu tư cảnh trí đón khách về “check-in”.

Về làng “check-in”
Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí

Ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy đã bày tỏ tại buổi gặp mặt, cung cấp thông tin về thành tựu kinh tế - xã hội năm 2023 của thị xã vào chiều 26/1. Hơn 100 phóng viên, đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh đã đến dự.

Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí
Tương lai nào cho chúng ta?

Nhà báo - nhà văn Julie Lardon phối hợp cùng Viện Pháp và NXB Kim Đồng, tổ chức workshop “Tương lai nào cho chúng ta?” tại Huế.

Tương lai nào cho chúng ta
Tháng ngày tươi đẹp

Sáng hôm ấy, Phương thức dậy sớm hơn mọi ngày với tâm trạng hồi hộp, háo hức. Hôm nay, cô đi thử việc ở một tờ báo. Cô ước ao trở thành phóng viên với biết bao khát khao, cống hiến. Phương bước vào cơ quan, chào hỏi tất cả mọi người mà cô gặp, rồi đến phòng tổng biên tập. Ông đi vắng. Phương đến phòng làm việc của Phó Tổng biên tập. Một căn phòng đã cũ. Ông giản dị từ trang phục đến phong cách. .

Tháng ngày tươi đẹp
Return to top