Thế giới

Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU

ClockThứ Tư, 24/02/2021 10:06
TTH.VN - Ngày 23/2, chính phủ Vương quốc Anh tuyên bố nhất trí cho phép Liên minh châu Âu (EU) có thêm thời gian để chính thức phê chuẩn thỏa thuận thương mại hậu Brexit có hiệu lực từ ngày 1/1.

EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau BrexitCác quy tắc hậu Brexit làm tắc nghẽn thương mại giữa Anh và EUBrexit sẽ thay đổi du lịch và đi lại như thế nào?Hậu Brexit: Ireland trở thành điểm trung chuyển đến châu ÂuNghị viện Anh bỏ phiếu thông qua thỏa thuận thương mại hậu Brexit với EU

Ngày 31/12/2020, Anh chính thức rời khỏi khối Liên minh châu Âu (EU). Ảnh minh họa: Reuters/VTV.vn

“Chúng tôi nhất trí kéo dài thời hạn EU phê chuẩn thỏa thuận đến ngày 30/4, sau khi Brussels yêu cầu hoãn lại”, người phát ngôn của Anh cho biết.

Theo thỏa thuận thương mại mà Anh đã hoàn tất việc rút khỏi thị trường chung của EU, việc phê chuẩn của phía EU dự kiến sẽ được thực hiện trong tuần này.

Tuy nhiên, các quốc gia thành viên EU đã yêu cầu thêm thời gian để chuẩn bị các bản dịch có giá trị pháp lý của hiệp ước để thỏa thuận có thể được sử dụng với 24 ngôn ngữ chính thức của khối và Nghị viện châu Âu cũng muốn kiểm tra lại nội dung thỏa thuận trước khi bỏ phiếu.

Hiện thỏa thuận đang có hiệu lực theo sự cho phép tạm thời của Liên minh châu Âu.

Anh đã phê chuẩn thỏa thuận này vào ngày 30/12/2020. Các thành viên của Quốc hội Anh đã thông qua thỏa thuận ngay khi nhận được thỏa thuận.

Được biết, chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson đã không muốn cho Brussels thêm thời gian. Sau quyết định này, người phát ngôn của Anh cũng chia sẻ rằng Anh kỳ vọng EU sẽ đáp ứng đúng thời hạn mới.

Trước đó, Bộ trưởng Phụ trách các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth cho biết trước cuộc họp giữa các bộ trường châu Âu rằng quá trình này sẽ tiếp tục. Khối Liên minh châu Âu (EU) đang trong quá trình phê chuẩn thỏa thuận hợp tác và thương mại được áp dụng tạm thời kể từ ngày 1/1.

Sự chậm trễ này đã khiến các nhà xuất khẩu của Anh và các hãng vận tải hàng hóa chịu sự gián đoạn trong hoạt động nghiêm trọng kể từ khi Anh rời khỏi EU.

Nhưng các nhà lãnh đạo EU coi đây là hệ quả tất yếu của việc chính phủ Anh quyết định theo đuổi việc cắt đứt các quy tắc của EU sau cuộc trưng cầu dân ý diễn ra hồi năm 2016.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top