Thế giới Thế giới
Anh tiếp tục bước vào đợt phong tỏa nghiêm ngặt để chống dịch COVID-19
TTH.VN - Theo thông tin đăng tải trên trang CNBC, Vương quốc Anh đang áp đặt lệnh cấm vận toàn quốc mà Thủ tướng Anh là ông Boris Johnson hi vọng sẽ đủ cứng rắn để ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới.
- » Anh cần hạn chế chặt chẽ hơn để đương đầu với đại dịch
- » Trung Quốc kêu gọi các nhà xuất khẩu thịt khử trùng các lô hàng để phòng COVID-19
- » Hơn 50 quốc gia triển khai chiến dịch tiêm chủng COVID-19
- » Anh có thể sẽ phải áp dụng các hạn chế chống dịch nghiêm khắc hơn nữa
- » Các biến thể COVID-19 đã được phát hiện trên khắp thế giới
Theo đó, mọi người chỉ có thể ra ngoài để mua sắm các vật dụng cần thiết, đi làm nếu công việc của họ không thể làm từ xa tại nhà, đi tập thể dục, khám chữa bệnh và chạy trốn khỏi hành vi bạo lực gia đình. Các trường tiểu học, trung học và đại học, cao đẳng cũng sẽ bắt đầu chuyển sang mô hình học từ xa từ ngày 5/1, trừ những trường hợp đặc biệt.
Nước Anh căng mình chống dịch COVID-19 với việc triển khai nhiều hạn chế nghiêm ngặt. Ảnh minh họa: EuroNews/Báo Nhân dân
“Tôi hoàn toàn hiểu được sự bất tiện và căng thẳng mà sự thay đổi này sẽ mang lại cho hàng triệu người, hàng triệu gia đình và bậc phụ huynh trên khắp đất nước. Vấn đề không phải là trường học sẽ gây ra nguy hiểm cho học sinh, song môi trường trường học có thể là vật trung gian truyền bệnh, khiến virus lây lan giữa các hộ gia đình”, Thủ tướng Boris Johnson nhận định.
Được biết, các quan chức y tế cấp cao của Anh đã khuyến nghị nước này chuyển sang chế độ cảnh báo mức 5, tức nếu đất nước không triển khai hành động, Dịch vụ y tế Quốc gia “có thể sẽ quá tải” trong vòng 21 ngày.
Những thay đổi xuất hiện khi Vương quốc Anh đang nỗ lực đối phó với một chủng biến thể mới dễ lây lan hơn của virus SARS-CoV-2. Tính đến 13h30p ngày 5/1, Anh đã là quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao thứ 5 thế giới với hơn 2,7 triệu bệnh nhân, trong đó có gần 75.500 người đã tử vong.
Riêng ngày 4/1 vừa qua, Anh ghi nhận 58.784 ca nhiễm mới.
“Số ca tử vong đã tăng 20% trong tuần qua và có thể sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa... Trong bối cảnh mà phần lớn đất nước đã chịu áp lực nặng nề, rõ ràng là chúng ta cần hành động cùng nhau nhiều hơn để kiểm soát chủng virus mới, cùng lúc cũng triển khai tiêm vaccine”, vị Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết thêm rằng biến thể của virus SARS-CoV-2 được nhận định có khả năng lây nhiễm cao hơn từ 50% - 70%.
Trước đó, Thủ tướng Boris Johnson đã cảnh báo rằng Vương quốc Anh sẽ đối mặt với những tuần tiếp theo khó khăn hơn, nghiêm ngặt hơn... Trước những thông báo này, khoảng ¾ dân số Anh đang sống dưới những lệnh hạn chế nghiêm ngặt nhất.
Hiện vaccine COVID-19 là điểm sáng duy nhất trong suốt thời kỳ đại dịch đang hoành hành khắp nước Anh và phần lớn của phương Tây. Vào ngày 4/1, Anh đã bắt đầu triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 phát triển bởi Oxford – AstraZeneca sau khi tiêm chủng vaccine của Pfizer – BioNTech trong tháng 12.
Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, tất cả mọi người trong top 4 nhóm ưu tiên nên tiêm chủng mũi đầu tiên trong tổng cộng 2 mũi vaccine COVID-19 vào giữa tháng 2. Trong đó nhóm dân số ưu tiên là những người sống trong các trung tâm chăm sóc và nhân viên của các trung tâm này, người trên 70 tuổi, nhân viên y tế tuyến đầu và nhân viên xã hội...
“Nếu chúng tôi thành công trong việc tiêm chủng cho tất cả các nhóm dân số ưu tiên trên, chúng tôi sẽ có thể loại bỏ một lượng lớn người dân ra khỏi nguy cơ nhiễm COVID-19. Tất nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa rằng chúng tôi sẽ được phép dỡ bỏ nhiều hạn chế mà đất nước đã phải chịu đựng bấy lâu nay”, Thủ tướng Boris Johnson chia sẻ với báo giới.
Nếu tiến trình tiêm vaccine diễn ra tốt đẹp, số ca tử vong giảm và người dân tuân thủ đúng đắn các quy định đưa ra, Anh có thể xem xét mở cửa trở lại trường học sau nửa học kỳ của tháng 2. Những tuần tiếp theo sẽ là thời kỳ khó khăn nhất, song ông Boris Johnson tin tưởng Anh đang bước vào giai đoạn cuối của cuộc đấu tranh với đại dịch với nhiều điểm lợi đang nghiêm về người Anh. Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm người Anh phải đoàn kết hành động cùng nhau.
Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027 (05/02)
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững (05/02)
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững (05/02)
- UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023 (05/02)
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (04/02)
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm (04/02)
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng (04/02)
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar (04/02)
-
ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Hongkong ưu đãi 500.000 vé máy bay miễn phí cho du khách nước ngoài
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp
-
Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương