ClockThứ Sáu, 09/08/2019 14:43

Anh yêu cầu EU phải linh hoạt để tránh Brexit không thỏa thuận

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết nếu Liên minh châu Âu không thể hiện sự linh hoạt trong việc sửa đổi các điều khoản Anh ra khỏi khối (Brexit), EU sẽ phải chịu trách nhiệm cho viễn cảnh Brexit không thỏa thuận.

Anh kêu gọi điều chỉnh pháp lý để đối phó với ảnh hưởng của BrexitAnh lên kế hoạch ký thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu BrexitAnh và EU vẫn đối đầu quanh "nội dung chốt chặn" của thỏa thuận BrexitAnh tìm kiếm cơ hội kinh doanh thời hậu Brexit ở Đông Nam ÁAnh lên kế hoạch chi 1 tỷ bảng cho kịch bản rời EU không thỏa thuận

Ông Raab. Ảnh: Metro

Phát biểu khi đang ở thăm thành phố Mexico City của Mexico, Ngoại trưởng Anh Raab khẳng định: “Thủ tướng Anh đã nói rất rõ ràng, chúng tôi mong muốn rời EU vào cuối tháng 10 với một thỏa thuận với các đối tác EU. Tuy nhiên, trong trường hợp họ không thể hiện sự linh hoạt, khi đó chúng tôi sẽ rời khối dựa theo các điều khoản của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Tôi nghĩ lí do chúng tôi ra đi vào cuối tháng 10 một phần là tôn trọng ý nguyện của người dân trong cuộc trưng cầu ý dân, một phần là chúng tôi phải quyết định để có thể tìm kiếm các cơ hội mới, với các đối tác mới. Chúng tôi không muốn trì hoãn những cơ hội này”.

Đề cập khả năng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 về Brexit, Ngoại trưởng Anh cho rằng đây là một nguy cơ lớn nhất đối với nước Anh.

Một số chính trị gia Anh cảnh báo viễn cảnh Brexit không thỏa thuận có thể khiến nước Anh chia rẽ hơn nữa, với khả năng Scotland sẽ thúc đẩy cuộc trưng cầu ý dân thứ 2 về độc lập.

Scoland đã bác bỏ độc lập, tách khỏi Vương quốc Anh với tỉ lệ 55/45% vào năm 2014. Tuy nhiên, Scotland đã ủng hộ ở lại Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2016. Hiện đang có nhiều lời kêu gọi Scotland tổ chức cuộc trưng cầu ý dân thứ 2 về độc lập.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top