ClockThứ Hai, 05/10/2020 14:36

Áo dài ngũ thân - có thể là đồng phục học đường?

TTH - Gần đây, trong giới trẻ xuất hiện phong trào phục hưng trang phục cổ truyền. Những bạn trẻ yêu văn hóa truyền thống đã cùng nhau nghiên cứu, may lại và trình diễn, cố gắng để tà áo xưa được “sống lại”.

Áo dài nam nơi công sở - đừng vội bài bácTinh tế áo dài ngũ thân

Áo dài nam được mặc nhiều trong các dịp cưới, hỏi, lễ tết

Nếu áo dài nữ sinh trở thành một nét thơ, đi vào thi ca nhạc hoạ… thì tại sao áo dài nam sinh lại không? Vào lớp 10, đồng phục áo dài giúp nữ sinh duyên dáng mềm mại thì với nam sinh cũng sẽ tôn sự đĩnh đạc, khoan thai. Như những bạn nữ, nam sinh sẽ có những cảm nhận về sự bất tiện đặc trưng từ tà áo, nhưng với những “biến tấu” của tuổi "nhất quỷ nhì ma", các em sẽ nhanh chóng thích ứng với trang phục. Thậm chí, áo quần rộng thoải mái sẽ dễ vận động hơn hẳn quần âu và chỉ mặc ngày đầu tuần, dịp lễ hội… Hẳn tà áo dài sẽ ăn vào thói quen, trở thành kỷ niệm khi chia xa mái trường và thành lễ phục đương nhiên trong đời sống sau này của mỗi học sinh khi trưởng thành.

Chúng tôi tham khảo ý kiến của một số nam nữ sinh. Các bạn nam còn rụt rè, một số bạn tò mò, một số bạn lúng túng. Nhưng đáng chú ý là cảm nhận của những bạn nữ về “bình đẳng thực sự trong trường học”, mô hình của xã hội thu nhỏ. Bạn Hạnh An, cựu học sinh Quốc Học cho rằng: “Đây là một điều rất tốt, là cách truyền bá văn hóa. Nhắc giới trẻ thay vì chạy theo trang phục nước ngoài do những ảnh hưởng của phim ảnh, internet, thì hãy mang cổ phục Việt Nam một cách tự hào”.

Cô Ái Thư, một giảng viên trẻ của Trường đại học Ngoại Ngữ có chút ái ngại: “Nhìn đẹp nhưng không tiện, nhất là với các bạn nam hoạt động nhiều. Tốt nhất là biến thành bộ lễ phục cho các ngày lễ, vừa tạo sự trang trọng để giữ gìn vừa giúp các bạn trẻ giữ được sự thoải mái năng động trong sinh hoạt.”

Về phía nam, cũng có những bạn nam sinh “thấy khó chịu, không cần thiết", nhưng đa phần có những bày tỏ thú vị. Bạn Minh Tuấn, lớp 12 Trường THPT Cao Thắng coi đây là “một điều tuyệt vời khi bản sắc văn hóa được giữ gìn, tạo được nét riêng với nước ngoài. Em nghĩ, đưa vào nhà trường là rất hay, em rất hứng thú được mặc bộ áo dài đến lớp". Duy Khánh, sinh viên Trường đại học Khoa học cho biết, em rất thích mặc áo dài, nhưng do chưa phổ biến nên đôi lúc còn ngại. Tuy vậy, mỗi khi có cơ hội như cưới hỏi bạn bè em đều mặc, em còn dành tiền may một bộ cho mình.

Một trong những hạn chế thường được nhắc đến của áo dài nam là giá thành, bởi thợ may áo xưa không nhiều. Nếu áo dài nam trở thành sản phẩm đại trà, hẳn nhiên nó sẽ dễ đến tay người mặc với cái giá dễ chịu hơn. Lợi thế của nam sinh ở chỗ, nếu chỉ mặc một lần một tuần, các bạn chỉ cần may một bộ là có thể mặc được 3 năm.

Việc nam công chức của Sở Văn hóa và Thể thao mỗi ngày đầu tuần mặc áo dài ngũ thân gây ít nhiều phản ứng, cả đồng thuận và chưa đồng thuận. Thế nên, thay đổi ngay toàn bộ trang phục nam sinh là khó. Nên chăng, chọn một số trường điển hình, như Quốc Học, Hai Bà Trưng, hay khối chuyên của Đại học Khoa học Huế để đặt những viên gạch đầu tiên! Với nhóm học sinh này, khoác lên mình niềm tự hào của dân tộc, sẽ tạo ra sức hút và cảm quan tích cực. Mặc áo dài đi học sẽ trở thành niềm ao ước, hiện diện của thanh lịch và phong độ.

Khách du lịch đến Huế sẽ thấy “loáng thoáng những chàng trai mặc quốc phục”, gợi lên sự tò mò, thích thú cũng như quý trọng, cảm khái riêng với đất và người. Và rồi, biết đâu sẽ có những vần thơ và điệu nhạc mới, dành riêng cho áo dài nam xứ Huế.

Bài, ảnh: Phạm Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng

TIN MỚI

Return to top