ClockThứ Tư, 08/03/2017 13:31

Áo dài ở vùng cao

TTH - Để gìn giữ bản sắc văn hóa đại ngàn và vẫn hòa chung được nhịp sống hiện đại, người dân miền cao A Lưới đã dùng zèng truyền thống để tạo nên những trang phục vừa tân thời, vừa mang nét đặc trưng riêng.

Giữ gìn bản sắc từ zèng

Ở huyện miền núi A Lưới, người Tà Ôi có nghề dệt zèng với sản phẩm là loại thổ cẩm gắn với các họa tiết gam màu nóng, lạnh đan xen. Điểm đặc biệt của loại thổ cẩm này là dệt cườm trực tiếp nên đòi hỏi sự công phu và tỉ mẩn.

Áo dài từ zèng được nhiều phụ nữ A Lưới ưa chuộng đặt may

Nghệ nhân dệt zèng Hồ Thị Plem bắt đầu tập dệt từ năm 10 tuổi và đã có gần 40 năm gắn bó với nghề, cho hay: “Ngày xưa, dệt zèng vất vả và mất nhiều thời gian lắm. Vài tháng trời mới xong một tấm zèng. Bây giờ người ta dệt bằng sợi len, chỉ công nghiệp mua sẵn, mất chừng một tháng để dệt”. Một tấm zèng xưa là một gia tài lớn, giá trị ngang với một con trâu, bây giờ có giá từ 200.000 đến hơn 1.000.000 đồng, tùy theo đường nét hoa văn, kỹ thuật đưa cườm. Không chỉ thể hiện sự sang trọng của người phụ nữ, zèng còn là tặng phẩm biểu hiện gia cảnh của nhà trai trong mỗi dịp đám cưới của đồng bào nơi đây.

Zèng được người Tà Ôi thiết kế thành nhiều mẫu mã trang phục đặc trưng của dân tộc mình và một vài dân tộc khác ở A Lưới không biết dệt cũng dùng zèng của người Tà Ôi để may trang phục. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện A Lưới cho hay: “Để giữ gìn bản sắc và không làm mất đi sự đa dạng về văn hóa, chúng tôi vận động người dân mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, tùy tính chất công việc, sinh hoạt, người dân đã sáng tạo thêm trang phục phù hợp nhưng vẫn giữ được nét riêng. Ví dụ sáng tạo trang phục công sở, váy áo, vest hay váy cưới làm từ zèng truyền thống”.

Sự kết hợp giữa áo dài - zèng

Điểm đáng chú ý hơn cả là áo dài của các cô giáo miền sơn cước, không chỉ từ voan, vải lụa hay vải nhung mà áo dài được may từ zèng của người Tà Ôi. Vẫn là dáng dấp hai tà áo dài quá gối, có khi chạm gót được xẻ cao từ phần eo đi xuống, đường may ôm lấy thân hình yêu kiều của người phụ nữ. Trên tấm áo dài, những hoa văn đặc trưng được người dệt khéo léo điểm những hạt cườm chì, hạt cườm, quả rừng tạo nên hình ảnh, biểu tượng phong phú chuyển tải cuộc sống thường nhật và nét đẹp văn hóa truyền khẩu từ đời này sang đời khác. Áo dài may bằng zèng khiến cô giáo người Kinh không thấy xa lạ, cô giáo đồng bào có cảm giác thân thuộc khi mặc trang phục này, trông họ đẹp đằm thắm và rạng ngời.

Nhiều cô giáo cũng tự mình thiết kế trang phục đi dạy. Vẫn là chiếc áo dài bằng voan hay lụa nhưng được điểm xuyết kết hợp zèng ở phần cổ, tay áo và thân áo. Cô Thu Huế, Giáo viên Âm nhạc Trường tiểu học Sơn Thủy (huyện A Lưới) mang trong mình hai dòng máu Kinh và Cơ tu. Gặp cô vào một sáng tháng hai trong tà áo dài trắng xen kẽ thổ cẩm zèng bay phấp phới, cô chia sẻ: “ Áo dài luôn là nét đặc trưng riêng của người phụ nữ Việt Nam. Mình đã kết hợp hai nét văn hóa ấy tạo nên chiếc áo dài đang mặc, thấy tự hào và yêu thêm nguồn cội”.

Bà Lê Thị Thái, chủ tiệm may “Thái” ở xã A Ngo (huyện A Lưới) thường nhận được đơn đặt hàng may áo dài từ zèng chia sẻ: “Áo dài từ zèng được người dân ở đây ưa chuộng lắm. Nếu ở miền xuôi phụ nữ trung niên thường mặc áo dài cách tân đi dự tiệc, cưới, hỏi thì trên này, các chị, các mẹ cũng thướt tha, sành điệu trong tà áo dài từ zèng”.

Gần đây, áo dài cách tân là nguồn khai thác mới lạ của nhiều nhà thiết kế và nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ các cô gái trẻ. Không phủ nhận có nhiều kiểu áo dài cách tân thật sự rất đẹp, rất bắt mắt, pha trộn hài hòa được nét đẹp truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, có nhiều kiểu cách tân khiến người nhìn, người xem không ưng ý. Nó gần như không mang trên mình cái hồn cốt, vẻ đẹp vốn có của áo dài truyền thống, khiến người ta có cảm giác bốn chữ “áo dài cách tân” bị lạm dụng quá đà. Nếu như áo dài cách tân nào cũng mang giá trị làm tăng lên bản sắc truyền thống, tình anh em của các dân tộc như áo dài ở vùng cao A Lưới thì đẹp biết mấy!

Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch

TIN MỚI

Return to top