ClockThứ Tư, 18/12/2019 08:41

Áo dài trong ngày thường

TTH - Không phải là quay trở lại, vì chưa bao giờ mất đi, nhưng quả là Huế đang ngày lại dễ thương hơn khi những tà áo dài bay trên các ngả đường. Áo dài màu, áo dài hoa, áo dài trắng lẫn vào nhau, tạo nên một sắc thái vừa dịu dàng, tha thướt, lại vừa mong manh đến làm chộn rộn lòng người.

Nâng tầm Áo dài Huế

Ai cũng có ít nhất 1, 2 bộ áo dài, nếu là phụ nữ Huế. Tôi không biết ý kiến ấy có võ đoán hay không, nhưng điều ấy cũng mang đến một thông điệp về sự gắn bó. Hơn cả sự gắn bó là thói quen. Là cốt cách văn hóa của một vùng đất. Dù ở đâu cũng có, nhưng không ít người đã nói rằng, áo dài Huế và áo dài ở Huế luôn là một khác biệt.

Sau vận động, sau yêu cầu và nhất là sau mong mỏi của lãnh đạo tỉnh, tà áo dài đã xuất hiện thường xuyên hơn nơi trường học, công sở, công ty và thi thoảng trong những lao xao buổi chợ. Cho đến bây giờ, những người phụ nữ như tôi cũng đã cảm giác như mình đang có lỗi khi đến cơ quan mà không mặc áo dài trong ngày đầu tuần. Đó cũng là cơ hội để chúng tôi có nhiều hơn 2 bộ áo dài và có thể mặc nhiều hơn một ngày đầu tuần.

Vào ngày 20/10 vừa qua, các điểm tham quan thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế đã tràn ngập các sắc màu áo dài, khi tỉnh có chủ trương miễn 100% giá vé tham quan các điểm di tích đối với phụ nữ, không kể đó là người Việt Nam hay nước nước ngoài nếu mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Quan sát những điều này trên các kênh truyền thông, tôi cho rằng, Huế đã rất “lãi” khi áo dài và thành quách cung điện xưa cũ đã chiếm khá nhiều dung lượng trên các bản tin.

Nhưng đâu chỉ là quảng bá, việc thực sự tạo nên một sức sống mới cho áo dài mới là điều cơ bản hơn cả. Bản thân áo dài, như chúng tôi đã nói, đã chuyển tải một cốt cách văn hóa. Trước khi là điều đó, áo dài mặc nhiên là một thành tố để những người phụ nữ phải biết làm thế nào, hoặc được dạy như thế nào để mang được sự đoan trang, thùy mị, đằm thắm rất Việt và rất Huế.

Lễ hội áo dài trong các kỳ Festival Huế mặc nhiên đã trở thành một điểm nhấn khó có thể bỏ qua với du khách gần xa. Một “Ngày hội áo dài Huế” cũng vừa được tỉnh xây dựng đề án tổ chức với mục đích phát huy lợi thế đã có ấy trong các kỳ festival, trên cơ sở mang tính quảng diễn cộng đồng. Nhưng "Ngày hội Áo dài Huế" còn là để xây dựng hình ảnh và thương hiệu Huế trong hướng trở thành kinh đô của áo dài Việt Nam.

Điều mà những người phụ nữ chúng tôi mong ước, và cũng phụ thuộc vào chính phụ nữ chúng tôi nữa, là áo dài sẽ không chỉ là áo của những ngày cố định nào đó trong tuần mà sẽ là sự lựa chọn thường xuyên và “chảy” trong cuộc sống ngày thường.

Hạ An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên

Với nhiều mô hình thiết thực và cách làm hiệu quả, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã lan tỏa những giá trị, nét đẹp của sách và văn hóa đọc đến với các bạn đoàn viên, thanh niên.

Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên
Phát huy sức trẻ trong lực lượng vũ trang

Công tác đoàn và phong trào thanh niên trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã có bước phát triển toàn diện cả chiều rộng, lẫn chiều sâu; thực sự là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Phát huy sức trẻ trong lực lượng vũ trang
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng

TIN MỚI

Return to top