ClockThứ Năm, 07/03/2019 14:22

Áo dài truyền thống hòa cùng các điểm di tích

TTH.VN - Từ ngày 7 - 9/3, phụ nữ trong nước và quốc tế khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam được miễn phí tham quan di tích Huế.

Miễn vé tham quan di tích cho phụ nữ mặc áo dài truyền thống trong 3 ngàyDuyên dáng với áo dài công sở

Những dịp lễ, tết, hội nghị hay sự kiện quan trọng trong cuộc sống, gia đình, phụ nữ Huế thường chọn áo dài như là phục trang trang trọng nhất.

Thừa Thiên Huế đã triển khai cuộc vận động phụ nữ mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam và tạo được hiệu ứng tích cực. Hình ảnh những tà áo dài truyền thống ngày càng lan tỏa trong các cơ quan, công sở, trường học, trên các đường phố đã góp phần quan trọng tôn vinh bản sắc văn hóa, nét đẹp truyền thống của tà áo dài Việt Nam, tôn vinh vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng của phụ nữ vùng đất Cố đô.

Từ ngày 7 - 9/3, phụ nữ trong nước và quốc tế khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam được miễn phí tham quan di tích Huế.

Cùng Thừa Thiên Huế Online hoà mình vào vẻ đẹp của người phụ nữ Huế  trong tà áo dài tại các danh thắng: 

Hưởng ứng chủ trương của tỉnh, từ sáng 7/3, các chị trong Hội Doanh nghiệp nữ đã mang bộ áo dài đẹp nhất để tham quan các điểm di tích

Tỏa sắc hồng nơi Ngọ Môn 

Chị Cao Thị Hạnh (việt kiều Mỹ) hạnh phúc khi được mặc áo dài mỗi lần về quê

Huế gần gũi hơn với du khách nước ngoài

Cô Đoàn Thị Tiếng (71 tuổi) thấy mình trẻ lại khi mặc áo dài truyền thống với những người bạn đến từ Vũng Tàu

Những "nốt nhạc" sắc màu nơi lăng vua Khải Định

Chị Trang Hạnh và đồng nghiệp ở Nam Định rất vui khi đến Huế vừa mặc đẹp vừa được miễn phí tham quan trong dịp này

Cùng xem lại những shoot hình tự chụp

Du khách thích thú với nét duyên áo dài 

Cùng tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ Huế

Anh Quân (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới

Chiều 14/3, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh do Đại tá Phạm Tùng Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động và nói chuyện truyền thống với 115 chiến sĩ mới (CSM) đang được huấn luyện tại đơn vị.

Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới

TIN MỚI

Return to top