ClockThứ Hai, 31/01/2022 19:07

Áo dài truyền thống trên các chuyến bay Tết Nhâm Dần 2022

TTH.VN - Trong những ngày đầu Xuân Nhâm Dần, hành khách sẽ bắt gặp hình ảnh nhân viên mặt đất và tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines trong trang phục áo dài truyền thống.

Vietnam Airlines Group khuyến nghị hành khách khai báo y tế trước khi lên sân bay trong dịp cao điểm TếtVietnam Airlines nối lại đường bay thường lệ đến châu ÂuHợp tác ra mắt thẻ liên kết thương hiệu du lịch trọn góiVietnam Airlines chính thức ra mắt sàn thương mại điện tử và thẻ quà tặng hàng không

Từ nay đến mùng 4 Tết, các nhân viên mặt đất và tiếp viên hàng không Vietnam Airlines sẽ mặc áo dài truyền thống tự chọn khi phục vụ hành khách tại sân bay và trên chuyến bay.

Đây là điểm nhấn mới mẻ của Hãng hàng không Quốc gia trong dịp Tết Nguyên đán nhằm mang không khí Tết cổ truyền lên mỗi chuyến bay. Các hành khách hết sức ngạc nhiên và thích thú khi bắt gặp hình ảnh những nhân viên mặt đất, tiếp viên hàng không trong những tà áo dài truyền thống dịu dàng và sang trọng.

Các nhân viên mặt đất, tiếp viên rất hứng khởi với thay đổi nhỏ nhưng đầy vui tươi và mới mẻ này. Nhân viên mặt đất, tổ tiếp viên được tự lựa chọn áo dài (dựa trên một số tiêu chuẩn chung của hãng), tạo ra những sáng tạo đẹp mắt và khác biệt không giới hạn trên mỗi chuyến bay. Hành khách có thể thấy những nhân viên, tiếp viên trong trang phục áo dài khác nhau với những chuyến bay khác nhau, nhưng vẫn rất đồng bộ về phong cách và họa tiết.

Trong văn hóa của người Việt, áo dài là một trong những bộ trang phục diện Tết không thể thiếu của người phụ nữ. Đằm thắm, dịu dàng đầy quyến rũ, những tà áo dài họa tiết hoa luôn là lựa chọn của nhiều người. Đằng sau mỗi họa tiết hoa trên áo dài Tết của người Việt luôn ẩn chứa những thông điệp đầy ý nghĩa sâu sắc.

Qua những thay đổi trong đồng phục nhân viên dịp Tết, Vietnam Airlines mong muốn mỗi chuyến bay không chỉ là một trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời, mà còn tạo ra những ấn tượng thật bất ngờ và thú vị cho hành khách trong những ngày đầu năm mới.

N.H

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống

Đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, gắn với đời sống sông nước và truyền thống nông nghiệp lúa nước, lễ hội đua thuyền là một sinh hoạt văn hóa phổ biến, có lịch sử lâu đời, được thực hiện với mục đích chính là cầu ngư, cầu mưa, cầu an và thể hiện tinh thần thượng võ, vui chơi giải trí.

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống
Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới

Ngày 30/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức cho 115 chiến sĩ mới dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Phòng Truyền thống BĐBP tỉnh. Đây là một trong những hoạt động giáo dục truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ; đặc biệt là chiến sĩ mới (CSM) nhập ngũ năm 2024.

Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

TIN MỚI

Return to top