ClockThứ Ba, 23/11/2021 14:50

Ao làng nhớ thương...

TTH - Diễn đàn của xóm hôm nay chộn rộn hơn mọi khi. Khi cô bạn cùng xóm đăng tấm ảnh đường lối (ở quê tôi gọi đường xóm là đường lối) với một màu xanh mượt mà của hàng tre, bên hông là chiếc ao nhỏ nước trong veo gắn với tuổi thơ.

Trò chơi tuổi thơ

Tấm ảnh vừa đăng, mấy đứa trong xóm lại “nhao nhao”, đứa nói nhìn tấm ảnh nhớ nhà vì lâu rồi không được về quê, đứa bảo nhớ ba mẹ, đứa lại tiếc nuối “chắc tết nay lại không về”. Tôi vội lục tìm lại tấm ảnh tuần rồi mới về quê rồi cảm thán “xóm mình thay đổi nhiều quá”.

Con đường xóm ngày ấy dù chỉ là con đường đất nhưng với lũ trẻ chúng tôi, con đường ấy thật đẹp và nhiều ký ức. Men theo đường lối là chiếc ao nhỏ, nguồn cấp nước chính cho hơn 20 nóc nhà dọc 2 bên đường lối. Vào mùa khô, nguồn nước này còn là nước tưới cho đám ruộng trước nhà.

Thương nhất là những ngày mùa hè, đội thủy nông của thôn lại thực hiện nạo vét ao, vừa làm sạch hai bên ao vừa khơi thông dòng chảy. Đám trẻ chúng tôi coi đó là cơ hội để thỏa bắt cá trong ao, vì thế mỗi lần nghe ba nói “sáng mai xóm sẽ đào ao” là y như rằng đêm đó chúng tôi mất ngủ và luôn trong trạng thái sẵn sàng làm “ngư ông đắc lợi”.  “Hên” lắm thì bắt được những chú cá lóc, còn thường thì chỉ bắt được những con cá rô, cá thia bé xíu, nhưng như thế cũng đủ cho chúng tôi hào hứng.

Giờ ao bị lấp gần hết phục vụ cho việc mở đường xóm, chỉ còn một khe nhỏ đủ để dẫn nước từ mội (nước rỉ ra từ các chân đồi cát) chảy ra ruộng. Nước thải sinh hoạt của những hộ dân sống dọc đường lối cũng được dẫn ra chiếc rãnh nhỏ, có nhà còn ném cả rác xuống khe khiến nước khe đen ngòm.

Những chiếc cầu nhỏ dọc bờ ao từng là điểm nghỉ chân, ngâm chân thư giãn mỗi trưa của người dân trong xóm cũng được dỡ bỏ, thay vào đó là tấm đan xi măng sạch sẽ. Có điều, không còn ai muốn ngồi đây hóng mát.

Hàng tre dọc đường lối cũng bị chặt bỏ, chỉ còn lại một bụi nhỏ như để “trêu ngươi”.

Chẳng thể nào phủ nhận, quê tôi đã có nhiều thay đổi, không còn thiếu thốn, nghèo nàn như xưa, nhưng đôi khi ngẫm lại vẫn thấy  “thòm thèm” cái cảm giác xưa cũ, cái thanh tao dịu vợi của hàng tre, cái mướt mát của chiếc ao làng...

Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ gìn làng quê sạch đẹp

Hậu xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương trên địa bàn tỉnh thi đua nhân rộng các khu dân cư (KDC) kiểu mẫu. Đây là mô hình có tính tổng hợp các tiêu chí, là mẫu chuẩn trong xây dựng NTM gắn với các tiêu chí khó như: xây dựng KDC văn minh, thi đua làm các tuyến đường kiểu mẫu, thực hiện phân loại rác tại nguồn, chuyển đổi sản xuất an toàn…

Giữ gìn làng quê sạch đẹp
Đua trên đồng làng

Mới xong trận lụt to, vào "phây" của chú em đã thấy rộn ràng khi được biết chủ nhật đến quê tôi tổ chức đua ghe. Bao ký ức một thuở lại ùa về. Vậy là, dù bận rộn bao công việc phải lo và phải làm, cũng vội vàng sắp xếp để chủ nhật về làng coi… đua.

Đua trên đồng làng
Mùa đậu xanh

Lâu ngày rồi tôi mới lại được ăn cháo đậu xanh, những hạt đậu mềm tan, thơm lựng. Thì ra hè đã vào những ngày cuối, hạt đậu cũng đã được gấp rút thu hoạch để tránh những cơn mưa báo hiệu thu sang.

Mùa đậu xanh
Những chấm phá về văn hóa làng

Khác với các cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa làng xã ở Thừa Thiên Huế đã được công bố (như làng văn vật ở Thừa Thiên Huế, gia đình và dòng họ ở Thừa Thiên Huế…), cuốn “Tìm chút hương xưa nơi làng cổ” của tác giả Thanh Tùng vừa mới ra mắt bạn đọc (tập hợp 30 bài viết dạng báo chí về 27 làng quê ven Huế, dọc biển, làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Thừa Thiên Huế), nhằm cung cấp thông tin, giới thiệu cho những người quan tâm, và du khách có nhu cầu tham quan, tìm hiểu, qua đó, quảng bá hình ảnh về văn hóa Huế, con người Huế, gắn với phát triển du lịch.

Những chấm phá về văn hóa làng
“Về làng tôi chơi đi em”

Cứ mỗi lần ghé thăm một ngôi làng nào đó là tự nhiên hơi thở của tôi cũng nhẹ hẳn đi, và cảm giác như là mình đã thuộc về nơi này từ lúc nào. Này là ruộng lúa, kia là những bụi tre hóp bao quanh, thấp thoáng xa nữa mái những nhà thờ họ, đình làng. Thỉnh thoảng còn gặp vài bến nước sông quê, vẫn còn mạ hay chị ra bến giặt giũ...

“Về làng tôi chơi đi em”
Return to top