ClockThứ Năm, 12/02/2015 17:56

Áo tết

TTH - Cách đây gần 20 năm, về quê ăn tết đúng lúc quà cứu trợ đến với người nghèo. Chị hàng xóm phấn khởi đưa về mấy ký gạo, một ít bánh và gói áo quần cũ. Lũ trẻ lạ thay, sà ngay vô gói áo quần, cẩn thận mở từng lớp giấy gói. Bên trong lộ ra những chiếc áo quá cũ. Có lẽ hành trình quyên góp, vận chuyển qúa dài nên những chiếc áo cũ càng cũ hơn. Mấy đứa trẻ tần ngần với vẻ thất vọng choáng ngập.

Tôi chợt nhớ lại cái cảm giác ngày xưa, khi có được chiếc áo tết đầu tiên, cách đây đã ba, bốn mươi năm. Tết đến sau cơn bão to, khiến cả làng xơ xác. Quà cứu trợ sau bão có cả những xấp vải mới tinh. Mẹ dành may cho mấy đứa bé nhất mỗi đứa một chiếc áo hoa. Áo may xong, giặt kỹ, phơi khô, đợi tết đến mới được mặc. Đó là cái tết đáng nhớ nhất trong đời. Tôi đếm từng ngày, từng ngày cho đến mồng Một tết để xúng xính, kiêu hãnh bận chiếc áo hoa vàu vàng ra đứng trước ngõ nghênh xuân. Cái cảm giác vui thênh thang ấy đến giờ nhớ lại vẫn còn choáng ngợp.

Hôm qua đọc báo, thấy hình ảnh những phụ nữ nghèo tất bật làm thêm cuối năm. Mấy chục năm đã đi qua, nhưng giấc mơ có một chiếc áo mới vẫn là nỗi khát khao trong nhiều gia đình Việt. Ấy nên những người mẹ dù thấm đẫm mồ hôi, lòng vẫn phấp phới với mong mỏi có tiền mua cho con một tấm áo mới ngày tết. Có lẽ cũng bởi cái sự nghèo thiếu ấy mà tết hình như đáng mong đợi hơn trong những ngôi nhà đơn sơ, chật vật.

Lại nghĩ đến những cái tết no đủ ngày càng nhiều hơn, cao cấp hơn khi cuộc sống ngày càng phồn vinh trong tiến trình xây dựng đất nước giàu đẹp. Nhưng niềm vui tết thì hình như, nó không tỷ lệ thuận với sự giàu hay nghèo. Nên trong hoài ức, vẫn rưng rức nhớ những năm tháng chật vật thời thơ bé. Con đông, đêm giao thừa ấm hơn khi quây quần bên bếp lửa hồng đun bánh tét. Không đủ tiền mua nhân thịt và đỗ xanh, nồi bánh đôi khi chỉ có nếp trộn với đậu đỏ, mà sao ngon đến thế.

Cũng vì cuộc sống đây đó còn khó khăn mà với nhiều người, tết còn có niềm vui khác khi những chuyến hàng cứu trợ vẫn lăn bánh về vùng sâu, vùng xa, mang theo những tấm áo tết chất chứa nghĩa tình. Thật đúng khi nói, nghèo là một sự thiệt thòi. Nhưng tôi đồ rằng, với những đứa bé chân đất hôm nay không đủ tiền sắm một chiếc áo mới ngày tết, sau này lớn lên, đi xa, trưởng thành, nó sẽ nhớ về những cái tết cơ cực ấy, bằng cả sự rung cảm, tri ân và lòng nhân hậu...

Tiểu Muội
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top