ClockChủ Nhật, 31/10/2010 20:36

Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với hộ gia đình ông, bà Trần Công Tiến

TTH - UBND TP Huế vừa ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế giải tỏa toàn bộ công trình kiến trúc, cây trồng và tài sản trong khu vực giải toả của hộ gia đình ông, bà Trần Công Tiến - Hồ Thị Phương (tại 79 Hồ Đắc Di, An Cựu, TP Huế) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường vào khu Đại học Huế.

Sở dĩ chính quyền buộc phải áp dụng biện pháp này do gia đình ông, bà không chấp hành chủ trương giải phóng mặt bằng của Nhà nước, gây cản trở quá trình thi công thực hiện dự án. Quá trình tổ chức cưỡng chế giải tỏa, Chủ tịch UBND phường An Cựu có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Đội Quản lý Đô thị, Công an TP Huế và các cơ quan liên quan, tổ chức thi hành quyết định nói trên; đồng thời, hộ gia đình ông, bà này chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí theo quy định.

Trước đó, UBND TP Huế cũng đã có quyết định không công nhận nội dung đơn của ông Trần Công Tiến khiếu nại Quyết định số 1120/QĐ-UBND ngày 28/4/2009 của cơ quan này phê duyệt giá trị bồi thường về đất và tài sản cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nằm trong khu vực giải toả nâng cấp, mở rộng đường Hồ Đắc Di. Việc ông cho rằng không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi thửa đất số 61 với diện tích 152,1m2 là không có cơ sở pháp lý. Bởi, diện tích đất thu hồi này không thuộc quyền sử dụng của gia đình ông mà thuộc đất nằm trong hành lang an toàn điện và lộ giới con đường nói trên.
 
Vĩnh Cự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian

Những bức tranh bích họa dọc theo nhiều tuyến đường ở Huế được coi là địa điểm check in hấp dẫn, thu hút nhiều du khách và giới trẻ. Song, theo thời gian, những hình ảnh sống động, đẹp mắt, độc đáo và ý nghĩa ấy đã hoen ố, một số bức bị xuống cấp, bôi bẩn, mốc meo.

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

TIN MỚI

Return to top