Thế giới

Áp lực lạm phát che mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầu

ClockThứ Bảy, 09/04/2022 08:01
TTH.VN - Theo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của công ty KPMG, lạm phát toàn cầu có thể sẽ đạt trung bình từ 4,5% đến 7,7% trong năm nay và từ 2,9% đến 4,3% vào năm 2023 tùy vào diễn biến của xung đột Nga – Ukraine.

COVID-19 tái bùng phát ở một số khu vực châu Á đe dọa phục hồi kinh tếASEAN có thể dẫn đầu sự phát triển kinh tế toàn diện và bền vữngADB: Triển vọng tăng trưởng của châu Á giữ ổn địnhTăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến ​​giảm 1% trong năm nayLiên Hiệp quốc: Tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu chậm lại trong năm 2022, 2023

Áp lực lạm phát che mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Ảnh minh họa: Reuters/Người Lao động

Trong khi lạm phát đang gia tăng ở ASEAN, không giống như các khu vực khác trên thế giới, đà tăng giá vẫn ở mức tương đối thấp. Đơn cử, lạm phát giá tiêu dùng ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam hiện đang ở mức từ 2 – 3%.

Báo cáo lưu ý, điều này chủ yếu là do hỗ trợ tài chính thông qua đại dịch nhìn chung là ít hơn, dẫn đến nhu cầu trong nước phục hồi chậm hơn và áp lực lạm phát trong nước từ đó giảm bớt.

Tuy nhiên, Singapore là một ngoại lệ, với lạm phát hiện đang ở mức cao nhất trong 9 năm là 4%. Tỷ lệ lạm phát dự báo của Singapore là 4,2% trong năm 2022 và 1,3% vào năm 2023.

“Nhiều quốc gia ASEAN, bao gồm Singapore đã phát tín hiệu về ý định tăng tốc phục hồi kinh tế khi các nước tiến đến giai đoạn COVID-19 đặc hữu. Tuy nhiên, như Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu 2022 của KPMG đã chỉ ra rằng, tăng trưởng có thể bị kìm hãm do những thách thức trước mắt, như tác động của xung đột Nga – Ukraine, giá hàng hóa cao hơn, đợt dịch Omicron mới nhất ở Trung Quốc và lãi suất toàn cầu tăng”, Paul Kent, Phó Tổng Giám đốc khối tư vấn kinh tế và pháp lý tại KPMG ở Singapore cho hay.

Cũng trong khu vực ASEAN, Indonesia được đánh giá là đặc biệt dễ tổn thương trước những thay đổi tiêu cực trong tâm lý thị trường, với việc lãi suất toàn cầu tăng khiến các điều kiện trở nên khó khăn hơn đối với ngân hàng trung ương.

Bên cạnh đó, Malaysia, Philippines và Thái Lan cũng phải đối mặt với những tác động lan tỏa này và có thể sẽ phải buộc tăng lãi suất trong nước sớm hơn dự kiến.

Ngoài ra, việc chuyển trọng tâm sang hợp nhất tài khóa ở các nước như Indonesia và Singapore sẽ làm chậm đà tăng trưởng.

Dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore sẽ ở mức 4,4% vào năm 2022 và 3,3% vào năm 2023. Đối với Indonesia, dự báo GDP sẽ là 5,1% vào năm 2022 và 5,3% vào năm 2023.

Dự báo cho thấy GDP toàn cầu sẽ rơi vào khoảng từ 3,3% - 4% trong năm nay và từ 2,5% - 3,2% vào năm 2023.

Những dự đoán trên được đưa ra dựa trên 3 kịch bản, trong đó kịch bản chính là giả định giá dầu thế giới sẽ cao hơn 30USD so với giai đoạn trước khi khủng hoảng leo thang, trong khi giá khí đốt cao hơn 50% trên toàn châu Âu. Dự đoán cũng bao gồm cả việc giá lương thực toàn cầu tăng 5%.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng

Theo một báo cáo vừa được các cơ quan của Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố, rác thải điện tử trên thế giới đang tăng nhanh gấp 5 lần so với tốc độ tái chế rác thải điện tử được ghi nhận, làm trầm trọng thêm các mối nguy hiểm về môi trường và sức khỏe trên toàn thế giới.

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng
Số đơn đăng ký bằng sáng chế toàn cầu giảm lần đầu tiên sau 14 năm

Số đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế trong năm ngoái đã giảm lần đầu tiên sau 14 năm, do lãi suất cao hơn và tình trạng bất ổn kinh tế; trong đó, Ấn Độ nằm trong số ít các quốc gia đi ngược lại xu hướng này, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) của Liên hiệp quốc (LHQ) cho biết trong một báo cáo thường niên.

Số đơn đăng ký bằng sáng chế toàn cầu giảm lần đầu tiên sau 14 năm
ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG:
Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực châu Á đã chứng kiến những lợi ích to lớn từ toàn cầu hóa. Thương mại đã thúc đẩy các nền kinh tế và sinh kế, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN
Return to top