ClockThứ Bảy, 07/05/2016 14:41

Áp lực xã hội tác động đến giấc ngủ con người

TTH.VN - Áp lực xã hội đã buộc người dân phải cắt giảm giấc ngủ của mình, góp phần vào một "cuộc khủng hoảng toàn cầu về giấc ngủ", một nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu thu thập được thông qua một ứng dụng trên điện thoại thông minh cho thấy.

Người dân tranh thủ ngủ trên một chuyến tàu điện ngầm ở Singapore. Ảnh: Straitstimes

Ứng dụng này cho phép các nhà khoa học từ Đại học Michigan (Mỹ) theo dõi các giấc ngủ trên toàn thế giới - thu thập dữ liệu về độ tuổi, giới tính và lượng ánh sáng tự nhiên mà mọi người đang tiếp xúc ảnh hưởng đến giấc ngủ tại 100 quốc gia - và hiểu rõ hơn về việc những áp lực văn hóa có thể tác động đến nhịp điệu sinh học như thế nào.

"Những ảnh hưởng của xã hội đến giấc ngủ phần lớn vẫn chưa được lượng hóa", nghiên cứu công bố trên tạp chí Những tiến bộ Khoa học cho biết.

"Chúng tôi thấy rằng áp lực xã hội làm suy yếu hoặc làm lu mờ nhu cầu sinh học vào buổi tối, dẫn đến việc các cá nhân trì hoãn giờ đi ngủ và rút ngắn giấc ngủ của mình".

Nghiên cứu cũng cho thấy, việc thiếu ngủ chủ yếu bị tác động bởi thời gian mọi người đi ngủ. Và tuổi tác là yếu tố chính xác định số lượng giấc ngủ của mỗi người. Theo đó, một người trung niên thường có giấc ngủ ngắn hơn so với mức khuyến nghị từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày.

Nghiên cứu này dựa trên những dữ liệu thu thập được thông qua một ứng dụng miễn phí hấp dẫn trên điện thoại thông minh, được tung ra từ năm 2014 để giúp người dùng chống lại Jetlag (sự mỏi mệt do thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thế, nhất là sau các chuyên bay dài xuyên qua nhiều vĩ tuyến).

Các nhà khoa học đã yêu cầu khoảng 6.000 người từ 15 tuổi trở lên gửi dữ liệu về giấc ngủ, giờ thức giấc và môi trường ánh sáng, từ đó cho phép các nhà khoa học có được một số lượng lớn dữ liệu về mô hình giấc ngủ trên toàn thế giới.

Ứng dụng này cũng yêu cầu người dùng nhập thông tin về độ tuổi, giới tính, quốc gia mình và múi giờ.

Nghiên cứu cho thấy, người dân Singapore và Nhật Bản ngủ ít nhất - với mức trung bình là 7 giờ 24 phút, trong khi người Hà Lan ngủ nhiều nhất với mức 8 giờ 12 phút.

Mặc dù sự chênh lệch 48 phút có vẻ không quá quan trọng, những việc thiếu ngủ trong nửa giờ có thể có những ảnh hưởng đáng kể đến chức năng nhận thức và sức khỏe, các nhà nghiên cứu cho biết.

Theo một báo cáo mới đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), 1/3 người Mỹ trưởng thành không được ngủ đủ mức tối thiểu là 7 giờ như khuyến nghị. Thiếu ngủ mãn tính có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch, CDC cảnh báo.

Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy phụ nữ thường ngủ lâu hơn nam giới trung bình khoảng 30 phút do đi ngủ sớm hơn và thức dậy muộn hơn, và rằng những người tiếp xúc lâu với ánh sáng tự nhiên mỗi ngày sẽ thường có xu hướng đi ngủ sớm.

Bảo Nghi (Lược dịch từ AFP & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm gì để ngủ đêm ngon giấc?

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể tái tạo năng lượng, bồi bổ tinh thần, nâng cao sức khỏe.

Làm gì để ngủ đêm ngon giấc
Lo bữa ăn, giấc ngủ cho chiến sĩ mới

Lo bữa ăn, giấc ngủ để cán bộ, chiến sĩ và chiến sĩ mới đảm bảo sức khỏe, thực hiện tốt công tác huấn luyện, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Lo bữa ăn, giấc ngủ cho chiến sĩ mới
Đệm Hồng - Thế giới đệm foam đồng hành cùng hàng triệu giấc ngủ gia đình Việt

Với hơn 10 năm hoạt động và phát triển trong lĩnh vực cung cấp chăn ga gối đệm nói chung, dòng đệm foam nói riêng, Đệm Hồng đã phục vụ và cùng đồng hành với hàng triệu giấc ngủ gia đình Việt mỗi năm. Lý do nào đã giúp Đệm Hồng có được sự tin tưởng và ủng hộ của người tiêu dùng nhiều như vậy?

Đệm Hồng - Thế giới đệm foam đồng hành cùng hàng triệu giấc ngủ gia đình Việt
Mỹ: Trẻ em ngủ quá ít, dùng màn hình quá nhiều

Chỉ có 1 trong số 20 trẻ em ở Mỹ đáp ứng các hướng dẫn về giấc ngủ, tập thể dục và thời gian sử dụng màn hình, trong khi gần 1/3 vượt khỏi các các khuyến cáo cho cả 3 hoạt động này, theo một nghiên cứu được công bố ngày hôm nay (27/9).

Mỹ Trẻ em ngủ quá ít, dùng màn hình quá nhiều

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top