ClockThứ Ba, 16/05/2017 14:38

APEC cần đặt người dân và doanh nghiệp ở trung tâm của sự phát triển

Để làm được điều đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng APEC cần đặt người dân và doanh nghiệp ở trung tâm của sự phát triển.

APEC hiện đang ở thời điểm quan trọng mang tính bước ngoặt cần xác định mục tiêu, hướng đi dài hạn mà các trụ cột hợp tác cho Diễn đàn trong 10-15 năm tới. Tiếp nối các cuộc đối thoại đầu tiên về tầm nhìn APEC sau 2020 và tương lai tháng 8/2016, phiên họp Đối thoại nhiều bên của APEC về tầm nhìn 2020 và tương lai đã khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới dự phiên khai mạc và có bài phát biểu quan trọng.

Đây là sáng kiến của Việt Nam trong năm APEC 2017 với mong muốn tạo được diễn đàn trao đổi ý tưởng, xây dựng tầm nhìn APEC sau 2020, để từ đó xác định được các bước đi và định hình các khuyến nghị báo cáo các Bộ trưởng và lãnh đạo cấp cao vào tháng 11 tới đây.

Phát biểu chỉ đạo trong phiên khai mạc Đối thoại sáng nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, APEC đang đứng trước sự biến chuyển nhanh chóng và sâu sắc của thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là công nghệ số, đang làm thay đổi bức tranh kinh tế toàn cầu. Công nghệ đang làm cho nhân loại trở nên kết nối và gắn kết hơn, tạo nhiều cơ hội phát triển, song cũng tạo ra không ít thách thức.

Quá trình liên kết kinh tế sâu rộng và sự thay đổi công nghệ, đặc biệt là tự động hoá và trí tuệ nhân tạo, đang làm thay đổi diện mạo các ngành nghề nhanh hơn khả năng tự điều chỉnh của các nền kinh tế. Đồng thời, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và già hóa dân số đặt ra những yêu cầu mới đối với tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực.

Trong bối cảnh phát triển mới đó, người dân và doanh nghiệp trong khu vực APEC, từ các công ty lớn đến hàng triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đang đặt ra  những câu hỏi cần được giải đáp thấu đáo là APEC đang và sẽ làm gì cho họ? Những câu hỏi này đặt ra ngày càng bức thiết khi kinh tế toàn cầu vẫn phục hồi bấp bênh, chậm chạp trong khi sự bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo giữa các nền kinh tế và trong từng nền kinh tế, tình trạng thất nghiệp tiếp tục gia tăng, có nguy cơ làm đảo ngược các thành quả kinh tế - xã hội mà APEC đã nỗ lực đạt được.

Thời gian thực hiện mục tiêu Bogor vào năm 2020 không còn nhiều. Để hướng tới tầm nhìn năm 2020, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, APEC phải đưa ra thông điệp khẳng định tiếp tục cam kết duy trì mở cửa thị trường, đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và ủng hộ một tiến trình toàn cầu hóa mới tiến bộ hơn. APEC cần xây dựng tầm nhìn mới sau 2020 nhằm đem lại cho APEC một giá trị và vai trò mới trong cấu trúc kinh tế khu vực và toàn cầu đang thay đổi.

Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, để đạt được các mục tiêu của mình, APEC cần đặt người dân và doanh nghiệp ở trung tâm của sự phát triển.

“Chìa khóa cho thành công mới của APEC hiện nay chính là APEC cần đặt người dân và doanh nghiệp ở trung tâm của sự phát triển. Chúng ta cần thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm và sáng tạo, đưa các thành phần trong xã hội cùng tham gia và thụ hưởng từ sự phát triển và thịnh vượng chung. Đồng thời, chúng ta cần làm tốt công tác thông tin để công chúng thấy được những lợi ích của toàn cầu hoá, của tự do thương mại và đầu tư, chung tay thúc đẩy một mô hình tăng trưởng mới bền vững hơn. Tăng trưởng sẽ không thể bền vững nếu không bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội. Tăng trưởng sẽ không thể bền vững nếu không đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sáng tạo và cạnh tranh của cả nền kinh tế và các doanh nghiệp. Tăng trưởng sẽ không thể bền vững nếu không chú trọng bảo vệ môi trường và xử lý các tác động ngày càng bất lợi từ biến đổi khí hậu, thiên tai và các thách thức về kinh tế - xã hội”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Phiên họp Đối thoại nhiều bên của APEC về tầm nhìn 2020 và tương lai

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai ngày hôm nay là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia của APEC thảo luận để tìm ra những hướng đi mới thích hợp cho APEC.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị, tại phiên Đối thoại, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong và ngoài nước cần làm rõ một số vấn đề.

“Một là, xác định những biện pháp và lĩnh vực hợp tác cụ thể để thúc đẩy việc hoàn tất thực hiện các mục tiêu Bogor đúng thời hạn vào năm 2020. Hai là, xác định mục tiêu và khung thời gian cho APEC giai đoạn sau 2020 cùng các trụ cột hợp tác của APEC. Ba là, xác định các bước đi để xây dựng tầm nhìn APEC sau 2020. Trong 2-3 thập niên tới APEC cần thể hiện sức sống, sự năng động khả năng chống chịu và tính trách nhiệm, APEC cần đảm nhiêm tốt vai trò lãnh đạo toàn cầu trong xử lý các thách thức cuả thế giới và khu vực”, Chủ tịch nước nêu rõ.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, các nhà lãnh đạo APEC đã khởi động quá trình thảo luận về tầm nhìn APEC 2020 tại Lima, Peru trong Hội nghị các nhà lãnh đạo cấp cao APEC hồi năm ngoái. Do vậy, cuộc đối thoại nhiều bên ngày hôm nay có ý nghĩa quan trọng nhằm thực hiện tiến trình này. Xây dựng tầm nhìn APEC đòi hỏi tập trung trí tuệ, sự hợp tác sâu rộng và khát vọng của tất cả các thành viên của APEC. Cuộc đối thoại được kỳ vọng sẽ gợi mở nhiều ý tưởng và biện pháp xây dựng Tầm nhìn APEC sau 2020, góp phần quan trọng vào thành công tại Tuần lễ cấp cao tại Đà Nẵng, tháng 11 tới đây.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch SOM APEC Việt Nam, cuộc Đối thoại hôm nay gồm 2 phiên toàn thể và phiên thảo luận nhóm, sẽ trao đổi về vai trò và những vấn đề mà APEC cần chú trọng trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi. Các phiên thảo luận cũng sẽ trao đổi gợi mở về các biện pháp nỗ lực hoàn thành các mục tiêu Bogor, khung thời gian và các bước tiếp theo để xây dựng tầm nhìn APEC sau 2020.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Return to top