Thế giới Thế giới
APEC theo đuổi sự phục hồi toàn diện và bền vững
TTH.VN - Theo thông tin từ trang web của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các quan chức cấp cao APEC vừa nhóm họp để theo đuổi nền tảng chung và các biện pháp hỗ trợ, trong bối cảnh khó khăn về sự phục hồi kinh tế không chắc chắn, áp lực lạm phát, và sự phức tạp của biến đổi khí hậu trong khu vực.
Thái Lan đang giữ cương vị Chủ tịch APEC năm 2022. Ảnh minh họa: bangkokpost.com/TTXVN
Cụ thể, Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM) APEC lần thứ 2 đã diễn ra từ ngày 18-19/5, sự kiện này được tổ chức 2 ngày trước khi Hội nghị Bộ trưởng Phụ trách Thương mại APEC được tổ chức. Trong đó, các quan chức cấp cao xem xét việc phát triển một kế hoạch hành động nhiều năm, bao gồm các vấn đề thương mại và đầu tư truyền thống và thế hệ tiếp theo.
Đáng chú ý, những kết quả đạt được tại hội nghị lần này sẽ mang lại sự hỗ trợ mạnh mẽ cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thúc đẩy hơn nữa chương trình nghị sự cho Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 của WTO, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 12-15/6 tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), với sự tham dự của đa số các Bộ trưởng Thương mại APEC.
Phát biểu trước các quan chức cấp cao APEC tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), ông Thani Thongphakdi, Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan, Chủ tịch SOM APEC năm 2022 đã khẳng định tầm quan trọng to lớn của APEC trong việc giải quyết những thách thức ngày càng phức tạp, đồng thời nhằm đảm bảo sự phục hồi kinh tế toàn diện và bền vững từ đại dịch COVID-19, vốn vẫn còn "mong manh".
“Để đảm bảo sự phục hồi toàn diện, chúng ta, với tư cách là các nền kinh tế thành viên của một khu vực năng động nhất, cần thúc đẩy nỗ lực trong việc làm sâu sắc hơn hội nhập kinh tế khu vực, bằng cách làm mới cuộc thảo luận về Khu vực Thương mại Tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) hậu COVID-19”, ông Thani Thongphakdi lưu ý.
Trong đó, mở cửa trở lại khu vực thông qua các cơ chế đi lại an toàn là một ưu tiên hàng đầu, trong bối cảnh các nền kinh tế thành viên nhận thấy nhu cầu cấp thiết phải đưa du lịch kinh doanh và giải trí trở lại, nhằm duy trì sự phục hồi kinh tế.
“Khi thế giới dần mở cửa trở lại và hoạt động đi lại xuyên biên giới đang ngày càng trở nên bình thường, vẫn tồn tại những khác biệt về các biện pháp y tế và nhập cảnh trong khu vực. APEC đang ở vị trí tốt để thúc đẩy các giải pháp tương tác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nối lại hoạt động đi lại xuyên biên giới một cách an toàn và thông suốt”, Chủ tịch SOM APEC năm 2022 nói thêm.
Ngoài ra, các quan chức cấp cao cũng bày tỏ sự ủng hộ rộng rãi nhằm tăng cường tính bao trùm và hợp tác hướng tới giải quyết những vấn đề về khí hậu.
Theo chủ đề của APEC 2022 là “Mở. Kết nối. Cân bằng”, các thành viên đã thảo luận các phương pháp tiếp cận như mô hình kinh tế sinh học, vòng tròn và xanh (BCG), trong đó kêu gọi những nỗ lực tổng thể và phối hợp hơn trong việc thay đổi tư duy và hành động nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng và bất bình đẳng trong và giữa các nền kinh tế.
“Các thách thức kinh tế hiện nay cần những nỗ lực lớn của APEC để giảm bớt những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và người dân. Vì vậy, chúng ta cần tăng cường sự sẵn sàng và khả năng phục hồi của APEC khi đối mặt với những gián đoạn trong tương lai”, ông Thani Thongphakdi nhận định.
Được biết, trong 2 ngày từ ngày 21-22/5 tới đây, các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại của APEC sẽ nhóm họp tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.
Lê Thảo (Lược dịch từ apec.org)
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh (27/06)
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới (27/06)
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 (27/06)
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức (26/06)
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran (26/06)
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu (26/06)
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7 (26/06)
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu (26/06)
-
Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
- Hàng triệu người bị mắc kẹt trong lũ ở Bangladesh và Ấn Độ
- Không còn quá nhiều yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Thái Lan
- FDA Mỹ cân nhắc vaccine COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Israel ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng tăng 95%
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt
- Quan hệ giữa ASEAN và Canada còn nhiều tiềm năng để phát triển
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia