Thế giới

ASEAN+3 nỗ lực thiết lập lại chương trình nghị sự về khí hậu

ClockThứ Bảy, 05/11/2022 14:21
TTH - Lạm phát cao, lãi suất tăng, đồng nội tệ giảm giá và giá năng lượng biến động, cùng với suy thoái kinh tế và khủng hoảng ngân sách sau đại dịch, có thể làm tăng áp lực lên ASEAN+3 (gồm 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), làm thu hẹp quy mô của các nỗ lực giảm thiểu rủi ro khí hậu. Mặc dù sự thay đổi chính sách này có thể có ý nghĩa về mặt tài khóa, nhưng điều đó cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho khu vực, để rồi dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm hơn và bất ổn tài chính lớn hơn.

Tập huấn, hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn Du lịch ASEAN năm 2022Campuchia triển khai 10.000 nhân viên an ninh phục vụ hội nghị ASEAN

ASEAN là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất vì biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: Straitstimes/Phunuonline

Theo nhiều nhà phân tích, nếu không có sự đầu tư phù hợp vào các chiến lược chống biến đổi khí hậu, những rủi ro mà biến đổi khí hậu gây ra cho các nước ASEAN+3 có thể ảnh hưởng sâu rộng đến sản xuất nông nghiệp, nguồn nước, an ninh năng lượng, giao thông, cơ sở hạ tầng… và cả ngành du lịch của khu vực.

Trong hai năm qua, lũ lụt, lốc xoáy, hạn hán, nước biển dâng và sạt lở đất ngày càng diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Myanmar, Philippines, Việt Nam và Thái Lan nằm trong số 10 quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu nhất trên thế giới, đã phải hứng chịu những thiệt hại về con người và kinh tế trầm trọng do các thảm họa liên quan đến thời tiết trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2018.

Thực tế, việc chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp cũng ẩn chứa những rủi ro của riêng nó. Với những nước mới bắt đầu chuyển đổi, các ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch sẽ ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Một phần lớn trữ lượng dầu, khí đốt và than đá của khu vực có thể bị bỏ lại trong lòng đất hoặc xóa sổ hoàn toàn.

Quá trình chuyển đổi xanh rất có thể cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các mỏ than ở những nơi khác trong khu vực, chẳng hạn như ở Indonesia. Và những nỗ lực của Liên minh châu Âu nhằm chuyển đổi sang nhiên liệu sinh học từ dầu cọ và khuyến khích sử dụng các sản phẩm không phá rừng có thể biến các quỹ đất ở Malaysia và Indonesia thành tài sản bị mắc kẹt. Tuy nhiên, bất chấp những rủi ro từ quá trình chuyển đổi, việc không hành động sẽ gây tổn thất lớn hơn nhiều cho các nền kinh tế ASEAN.

Nỗ lực của ASEAN+3

Nhận thức được vấn đề này, các nước ASEAN đã thực hiện một số bước đi để giảm thiểu rủi ro khí hậu. Brunei đã triển khai các hệ thống cấu trúc bảo vệ bờ biển. Indonesia thúc đẩy phát triển rừng ngập mặn và các giống cây trồng thích nghi với khí hậu. Trong khi đó, Lào phát triển các kỹ thuật quản lý cây trồng bền vững, và Malaysia theo đuổi công nghệ thích ứng với khí hậu và canh tác hữu cơ.

Nhưng bất chấp những cải tiến này, ASEAN+3 vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa để đáp ứng các mục tiêu về năng lượng tái tạo đã được đặt ra. Một số sáng kiến ​​có thể hỗ trợ các nỗ lực của khu vực, chẳng hạn như Kế hoạch Hành động ASEAN về Hợp tác Năng lượng, nhằm mục đích tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 23% nguồn cung năng lượng của khu vực vào năm 2025, so với mức 14% vào năm 2017; hay như Diễn đàn năm 2021 về các mục tiêu trung lập carbon của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã vạch ra các ý tưởng để đạt được mức phát thải ròng bằng 0, thông qua hợp tác ba bên về đổi mới và công nghệ.

Ngoài ra, định giá carbon được xem là điều cần thiết cho quá trình chuyển đổi xanh. Các nước ASEAN+3 đã tổ chức các cuộc thảo luận về việc cân bằng các kế hoạch giá cả phù hợp với nhu cầu kích thích tăng trưởng kinh tế. Mặc dù ý tưởng áp dụng thuế carbon trên toàn khu vực có vẻ khó xảy ra trong ngắn hạn, do có sự khác biệt về chế độ thuế, nhưng có thể đây sẽ vẫn là trọng tâm chính trong các cuộc thảo luận giữa ASEAN+3 trong vài năm tới.

Song song đó, thúc đẩy tài chính bền vững cũng sẽ là điều cần thiết để chuyển đổi thành công, vì lĩnh vực tài chính có thể thúc đẩy sự chuyển dịch của toàn nền kinh tế.

Trong ngắn hạn, các ngân hàng trung ương ASEAN+3 và các cơ quan quản lý tài chính có vai trò đáng kể trong việc khuyến khích quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp bằng cách hướng các công ty và người cho vay vào việc giảm sử dụng carbon, tập trung vào năng lượng tái tạo và công nghệ xanh. Các biện pháp như vậy được cho là sẽ khuyến khích một sự thay đổi tương tự trong toàn bộ nền kinh tế.

Bằng cách đẩy mạnh các chính sách carbon thấp và khuyến khích tài chính xanh, các nhà hoạch định chính sách có thể thúc đẩy các ngành năng lượng tái tạo mới và kích thích tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, việc giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch thường được tính bằng đồng USD sẽ cho phép các nước ASEAN+3 chuyển nguồn thu của chính phủ từ việc duy trì lượng lớn dự trữ ngoại hối sang các chính sách trong nước.

Để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu đối với người dân và nền kinh tế của mình, các nhà hoạch định chính sách của ASEAN+3 phải thực hiện các chính sách giảm thiểu rủi ro, giúp ngăn chặn những tác động lan tỏa trong khu vực và khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp và công nghệ mới. Điều đó đồng thời cũng sẽ giúp tăng cường an ninh năng lượng cho các nước trong khu vực.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp & lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam

Chiều 17/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp Trường tiểu học Phú Tân (phường Thuận An, TP. Huế) tổ chức chương trình Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam.

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm

Huyện miền núi A Lưới tập trung triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và phấn đấu thoát khỏi 74 huyện nghèo của cả nước trước năm 2025. Hiện nay, huyện đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác xóa nhà tạm, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn.

A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Return to top