ClockThứ Bảy, 12/08/2017 19:28

ASEAN 50: Cơ hội xen lẫn thách thức

TTH - Trải qua 50 năm hình thành và phát triển (8/8/1967 - 8/8/2017), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khẳng định vị thế của một tổ chức vững mạnh, liên kết sâu rộng và trở thành đối tác không thể thiếu đối với các quốc gia khác trên thế giới. Nhân dịp ASEAN chào mừng “tuổi vàng”, bên cạnh những hoạt động kỷ niệm khác nhau trên toàn khu vực, giới quan sát đưa ra 2 vấn đề đáng chú ý:

Lá cờ ASEAN bên cạnh quốc kỳ 10 quốc gia thành viên. Ảnh: Diplomatic Courier

Thế kỷ ASEAN

Cựu Bộ trưởng Tài chính Philippines Roberto de Ocampo nhận định, các quốc gia ASEAN đã thực hiện chiến lược kinh tế theo định hướng xuất khẩu và trở thành những “con hổ kinh tế”. Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, các nhà kinh tế và nhà bình luận vẫn dự đoán sự xuất hiện của “Thế kỷ châu Á - ASEAN”.

Thứ nhất, ASEAN nắm giữ một hệ thống tài chính vững mạnh và được công nhận trên toàn cầu. Sự ít phụ thuộc hơn vào phương Tây bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, qua đó khu vực đã học được bài học quan trọng về việc cần hạn chế phụ thuộc vào phương Tây. Ngoài ra, sự hình thành của thị trường trái phiếu châu Á và sự công nhận gần đây của đồng nhân dân tệ Trung Quốc như một đồng tiền dự trữ quốc tế là những yếu tố quan trọng để xây dựng tài chính châu Á.

Thứ hai là sự phát triển rộng khắp của cơ sở hạ tầng. ASEAN đã đưa ra Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN gồm 15 dự án ưu tiên, trong đó có mạng lưới đường cao tốc ASEAN, tuyến đường sắt Singapore - Côn Minh, hành lang băng thông rộng ASEAN...

Thứ ba là hiệp định nội châu Á về các thỏa thuận an ninh liên quan đến những điểm nóng như Triều Tiên và biển Đông.

Thứ tư là sự phát triển hơn nữa của cộng đồng thương mại châu Á. Mô hình Liên minh châu Âu (EU) với thương mại và biên giới mở là một mô hình tốt để hướng đến. Cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực là đầu vào tích cực để hình thành một cộng đồng thương mại, dựa trên thị trường có 60% dân số thế giới.

Nếu những tiến bộ theo định hướng này tiếp tục được thực hiện, thế kỷ này sẽ thực sự là một “Thế kỷ châu Á - ASEAN”. Ngay cả khi khu vực đang phải đối mặt với những thách thức đang gia tăng như đô thị hóa, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên, sự gia tăng không thể tránh khỏi của tầng lớp trung lưu và cuộc cách mạng công nghệ, ASEAN sẽ là một phần không thể tách rời của “Thế kỷ châu Á”, duy trì hòa bình và ổn định trong 50 năm qua và đạt mục tiêu tăng trưởng mong muốn.

Thách thức lớn nhất

Tuy nhiên, Đại sứ Singapore Tommy Koh cho rằng, thách thức lớn nhất đối với ASEAN là giữ vững sự thống nhất.

Khi hỏi về những thách thức trong dự đoán ASEAN có thể sẽ phải đối mặt, ông Koh khẳng định đó là khi các cường quốc cạnh tranh gay gắt hơn với nhau để gây ảnh hưởng trong khu vực...

“Vậy làm sao ASEAN vẫn có thể độc lập và trung lập? Chúng ta có sự khôn ngoan để tránh bị hút vào quỹ đạo của bất kỳ một cường quốc nào và duy trì trung lập và độc lập không? Nếu có thể, chúng ta sẽ tiếp tục là một kênh đáng giá của các tổ chức và diễn đàn khu vực”, Đại sứ Singapore nói thêm.

LÊ THẢO 

(Tổng hợp và lược dịch từ The Straits Times, Asia News Network & Philippine Daily Inquirer)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Cơ hội kích hoạt tăng trưởng

Thừa Thiên Huế đã, đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp (DN) có năng lực trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến và lắp ráp ô tô. Các kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh của những DN này sẽ trở thành cơ hội kích hoạt tăng trưởng kinh tế địa phương.

Cơ hội kích hoạt tăng trưởng
Bỏ khung giá đất: Cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nội dung bỏ khung giá đất (KGĐ). Đây là vấn đề khá nhiều địa phương trên cả nước mong chờ vì góp phần tháo gỡ những bất cập trong bồi thường, thu hồi đất xây dựng các công trình, dự án (DA).

Bỏ khung giá đất Cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án
Return to top