ASEAN cần dùng AEC làm nền tảng cho sự phát triển
TTH - Tờ nhật báo hàng đầu Indonesia Jakarta Post ngày 11/8 đưa tin, trong lễ kỷ niệm 48 năm ngày thành lập ASEAN được tổ chức tại trụ sở Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở thủ đô Jakarta, bên cạnh việc khen ngợi những thành công mà ASEAN đạt được, Phó Tổng thống Indonesia cũng nhắc nhở rằng, nhóm phải trở thành một liên minh chặt chẽ hơn, sử dụng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sắp được hình thành để giúp Hiệp hội trở thành một tổ chức “trưởng thành” mang tầm khu vực.
![]() |
Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ được thành lập vào cuối năm 2015. Ảnh: Aseanbac. |
Phó Tổng thống Jusuf Kalla ca ngợi việc ASEAN trở thành một thành viên quan trọng trên sàn thế giới, thể hiện bởi số lượng ngày càng tăng các nước bổ nhiệm các đặc phái viên để xử lý các vấn đề ASEAN và thực tế, liên minh này đã giúp cho khu vực Đông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình và ổn định.
Mặc dù có những thành công tương đối, Phó Tổng thống Kalla nói rằng ASEAN vẫn còn một “lộ trình các công việc” cần được thực hiện do sự mất cân bằng kinh tế và các tranh chấp chưa được giải quyết đang hiện hữu giữa 10 quốc gia thành viên.
“Về mặt thể chế, ASEAN vẫn còn khá yếu, với nguồn lực và năng lực hạn chế. Việc hình thành AEC vào cuối năm nay nên được sử dụng để gắn kết vào các giai đoạn phát triển tiếp theo, đưa ASEAN trở thành một tổ chức trưởng thành trong khu vực,” Phó Tổng thống Kalla cho biết thêm.
Bảo Nghi (lược dịch từ TJP, ANN & AFP)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
- Ấn Độ cấm nhiều loại nhựa dùng một lần để xử lý rác thải (02/07)
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (01/07)
- Cambodia Angkor Air nối lại chuyến bay đến Preah Sihanouk và Đà Nẵng (01/07)
- Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên Hiệp quốc nhằm cải thiện an toàn giao thông (01/07)
- Bhutan sẽ mở cửa trở lại du lịch từ tháng 9/2022 (01/07)
- Lãnh đạo Lào, Cuba khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ song phương (01/07)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu