Thế giới

ASEAN cần nhiều thập kỷ để thành lập cơ quan an toàn hàng không

ClockThứ Tư, 16/12/2015 17:54
TTH - Đông Nam Á, một trong những thị trường du lịch hàng không phát triển nhanh nhất thế giới phải mất ít nhất 2 thập kỷ để thiết lập một cơ quan giám sát và quản lý an toàn cho ngành công nghiệp hàng không, Reuters ngày 16/12 trích dẫn báo cáo của các nhà quản lý hàng không khu vực nhận định.

Màn hình hiển thị các chuyến bay ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Reuters

Các quy định cứng rắn hơn cần được đặt ra sau khi báo cáo do Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (NTSC) xác nhận vụ tai nạn máy bay AirAsia hồi tháng 12/2014 khiến 162 người thiệt mạng là do lỗi hệ thống kiểm soát cánh đuôi của chiếc máy bay.

Báo cáo dài 200 trang được ca ngợi là bước tiến mới nhằm đặt ra áp lực để xây dựng các quy định mạnh mẽ hơn, với mục tiêu theo kịp sự phát triển nhanh chóng của ngành hàng không khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển khác nhau ở mỗi nước, tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ được thực hiện sớm, thậm chí phải mất ít nhất 20 năm, Giám đốc Văn phòng Hàng không dân dụng Thái Lan Chula Sukmanop nói với Reuters.

“Malaysia luôn cởi mở và sẵn sàng, nhưng một số nước khác chưa làm được điều đó”, một quan chức cấp cao của Malaysia cho hay.

Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành của hãng Hàng không quốc gia Indonesia Garuda khẳng định, thanh tra mỗi nước cần tự tăng cường việc bảo dưỡng máy bay và đảm bảo mức độ giám sát cao. Nhà quản lý hàng không mỗi nước sẽ kiểm tra tất cả các hãng hàng không, chứ không cần thiết phải tăng lên cấp độ ASEAN. 

LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các tổ chức nhân đạo cảnh báo về nắng nóng khi mùa hè đến gần

Theo Hãng Thông tấn The Straits Times ngày hôm nay (29/3), hai tổ chức nhân đạo hàng đầu thế giới vừa lên tiếng cảnh báo, nắng nóng khắc nghiệt là một trong những vấn đề gây nguy hiểm nhất do biến đổi khí hậu; mặc dù vậy, vấn đề này ít được quan tâm hơn so với các tác động dây chuyền khác, chẳng hạn như bão và lũ lụt.

Các tổ chức nhân đạo cảnh báo về nắng nóng khi mùa hè đến gần
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Return to top