ClockThứ Ba, 04/12/2018 06:29

ASEAN cần tăng cường đầu tư cho an ninh mạng

TTH.VN - Hiện tại, các nước Đông Nam Á đang tụt lại phía sau khi nói đến an ninh mạng. Dựa trên báo cáo của các chuyên gia tư vấn quản lý toàn cầu AT Kearney, các nước ASEAN đang là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng...

ASEAN, Nhật Bản mở trang web phản ứng tấn công mạngASEAN có vị thế tốt để tận dụng lợi thế của cách mạng công nghệ

ASEAN là mục tiêu của nhiều vụ tấn công mạng. Ảnh: FMT

Khủng bố ở Đông Nam Á từ lâu đã là một mối đe dọa. Trước đây, bóng ma của chủ nghĩa khủng bố ám ảnh khu vực này thông qua các mối đe dọa bạo lực thể xác, từ các vụ đánh bom cho đến bắt cóc. Nhưng trong thời đại internet hiện nay, chủ nghĩa khủng bố đã tìm ra những phương pháp mới để tấn công các mục tiêu. Tấn công mạng là một trong số đó và đang trở thành mối quan tâm ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng khu vực ASEAN đang có phản ứng khá chậm chạp đối với vấn nạn này.

Hiện tại, các nước Đông Nam Á đang tụt lại phía sau khi nói đến an ninh mạng. Dựa trên báo cáo của các chuyên gia tư vấn quản lý toàn cầu AT Kearney, các nước ASEAN đang là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng, với các nước Indonesia, Malaysia… được xem như là các bệ phóng cho các cuộc tấn công toàn cầu bằng phần mềm độc hại.

Vào tháng 10 năm ngoái, thông tin cá nhân của khoảng 46 triệu thuê bao di động ở Malaysia đã bị xâm phạm. Các chi tiết cá nhân bị rò rỉ bao gồm địa chỉ nhà, số thẻ nhận dạng quốc gia và thông tin thẻ SIM. Vụ vi phạm dữ liệu thực đã sự xảy ra trong năm 2014 nhưng đến năm ngoái mới được phát hiện. Tình trạng này là do thiếu các điều luật để yêu cầu một công ty có dữ liệu bị vi phạm phải thông báo cho người tiêu dùng.

Singapore cũng là nạn nhân của các cuộc tấn công mạng. Năm ngoái, quốc gia này là mục tiêu của ba cuộc tấn công mạng lớn, bao gồm vụ tấn công mạng của Bộ Quốc phòng vào tháng 2, vụ tấn công của WannaCry Ransomware vào tháng 5, và Petya Ransomware vào tháng 6.

Những sự cố này cho thấy khu vực đang tụt hậu về mặt an ninh mạng. Trong thời điểm hiện nay, an ninh mạng là vấn đề đặc biệt cần thiết vì ASEAN có mức thâm nhập Internet rất cao và sẽ còn tiếp tục phát triển. Theo báo cáo của Hootsuite về tình hình sử dụng kỹ thuật số ở Đông Nam Á, khu vực này có tỷ lệ thâm nhập Internet là 58%, có nghĩa là hiện có hơn 370 triệu người dùng internet.

Dữ liệu từ AT Kearney cho thấy, Đông Nam Á không chi đủ để bảo vệ người dân khỏi các cuộc tấn công mạng. Mặc dù có mức tăng trưởng cao, nhưng các nước thành viên ASEAN chỉ chi khoảng 1,9 tỷ USD vào năm 2017 cho vấn đề an ninh mạng, chiếm 0,06% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực. Trong khi đó, các cuộc tấn công mạng có thể gây ra những tác động tài chính vô cùng nghiêm trọng.

Với công nghệ phát triển nhanh hơn bao giờ hết và can dự ngày càng sâu hơn vào cuộc sống của chúng ta, các nước ASEAN cần phải nhận ra tầm quan trọng của an ninh mạng. Khi công nghệ ngày càng phổ biến, chúng ta càng dễ bị khai thác bởi bọn tội phạm mạng, trừ khi có sự bảo vệ thích hợp tại chỗ.

Mối đe dọa tài chính

Tài chính của người dân có thể gặp rủi ro thông qua các dịch vụ như ngân hàng internet, ví điện tử và thậm chí cả tiền điện tử. Nếu không có các biện pháp an ninh thích hợp tại chỗ, người dân có thể mất tiền khi xảy ra một cuộc tấn công mạng. Đầu năm nay, các tin tặc đã kiếm được 440 triệu USD tiền điện tử sau khi hack một cuộc trao đổi tiền điện tử Nhật Bản.

Tác động tài chính tổng thể của các cuộc tấn công mạng có thể tàn phá nền kinh tế. Theo Trung tâm Rủi ro châu Á - Thái Bình Dương, tổn thất từ các vụ vi phạm dữ liệu toàn cầu dự kiến ​​lên đến 2,1 nghìn tỷ USD vào năm 2019.

Một trong những bước mà ASEAN có thể tiến hành là giới thiệu một chiến lược kỹ thuật số để chống lại các cuộc tấn công mạng và vi phạm dữ liệu. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực công nghệ và hoạt động của internet. Bên cạnh đó, các sáng kiến ​​cần phải vượt ra ngoài biên giới quốc gia, vì thông tin và dữ liệu di chuyển tự do mà không có giới hạn nào trên internet.

Gần đây ASEAN cũng đã có chiến lược hợp tác với các nước khác để thắt chặt an ninh mạng. Trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa qua, ASEAN và Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố chung khẳng định lại cam kết trong việc tăng cường an ninh mạng. Nga cũng có cam kết tương tự trong việc phát triển hợp tác an ninh trên không gian mạng với ASEAN.

Tố Quyên (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

TIN MỚI

Return to top