Thế giới Thế giới
ASEAN có thể dẫn đầu sự phát triển kinh tế toàn diện và bền vững
TTH.VN - Các nhà lãnh đạo của 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tập trung tại Bangkok để cùng nhau tham dự Hội nghị cao cấp ASEAN lần thứ 35, diễn ra trong tuần này.
- » Nhật Bản cam kết hỗ trợ Thái Lan hoàn thành hiệp định RCEP
- » Hàn Quốc kêu gọi ASEAN hợp tác tốt hơn vì hòa bình
- » ASEAN góp phần thúc đẩy GDP toàn cầu
- » Hàn Quốc, ASEAN nhất trí hợp tác về 5G, AI
- » Campuchia: ASEAN hướng đến chuyển đổi kỹ thuật số và kết nối thông minh
- » Thương mại điện tử tăng trưởng kỷ lục ở ASEAN
- » Thái Lan diễn tập an ninh, sẵn sàng cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35
- » Bất chấp suy thoái toàn cầu, du lịch ASEAN vẫn phát triển
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 sẽ diễn ra tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) từ ngày 2-4/11/2019. Ảnh: Vietnamplus
Tại đây, các đại biểu sẽ thảo luận và vạch ra đường lối cho tương lai kinh tế khu vực.
Theo nhận định của chuyên gia Thomas Park, đại diện Thái Lan thuộc Quỹ phát triển châu Á, như đã tranh luận, Đông Nam Á đang nổi lên như một trung tâm, nơi các cường quốc phát huy sức mạnh địa chính trị thông qua tiềm lực kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với ngày một nhiều các làn gió ngược, căng thẳng địa chính trị và sự xuất hiện của nhiều sáng kiến tầm cỡ, vai trò của khối 10 nước thành viên Đông Nam Á trong việc dẫn dắt ngoại giao trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngay lúc này trở nên rất quan trọng.
Măc dù hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã và đang chứng kiến mức sụt giảm nghiêm trọng trong suốt một thập kỷ qua, song ODA mà khu vực nhận được từ riêng Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vẫn đạt 5,7 tỷ USD trong năm 2017. Được biết, trong số các chương trình khu vực được tài trợ bởi ODA từ các nước thành viên OECD, ASEAN chỉ trực tiếp quản lý hoặc kiểm soát 19%, cùng lúc có đến 36% các dự án hoàn toàn không liên kết với khối. Do đó, để đảm bảo duy trì mức độ kiểm soát trong tương lai phát triển của mình, các quốc gia thành viên ASEAN phải trở thành người làm luật, không phải người thực hiện luật.
Trả lời cho câu hỏi này, Thái Lan – Chủ tịch luận phiên hiện tại của khối có thể sẽ làm được, giới chuyên gia thông tin. Trước đó, Thái Lan cho biết Trung tâm Đối ngoại và Nghiên cứu Phát triển bền vững ASEAN (AC2SD) sẽ chính thức ra mắt trong sự kiện hội nghị cấp cao này. Theo đó, trung tâm mới được kỳ vọng sẽ có tiềm năng hợp nhất các ưu tiên cạnh tranh không chỉ giữa các quốc gia ASEAN, mà còn củng cố chuỗi nỗ lực đa dạng của doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ... đối với những mục tiêu nhắm đến người dân Đông Nam Á.
Với tham vọng phát triển khu vực, Quỹ Rockefeller và Quỹ châu Á, hợp tác với Bộ Ngoại giao Thái Lan đã cùng một số nhóm cố vấn đề xuất một khuôn khổ với trách nhiệm làm nền tảng cho tham vọng này.
Cụ thể, ASEAN nên đặt ra các điều khoản cho hợp tác phát triển trong khu vực. Trong đó khối cần trở thành người làm luật, thiết lập ưu tiên, chuẩn mực và tiêu chuẩn cho các hợp tác phát triển thay vì chỉ chấp nhận tuân theo các nguyên tắc đưa ra bởi các đối tác hỗ trợ bên ngoài. Thêm vào đó, khu vực cần tập trung thu thập và phân tích dữ liệu, từ đó xác định ưu tiên chính là gì. Ngoài ra, cần tiếp cận cách thức mới để thúc đẩy tiến trình phát triển, đồng thời, cạnh tranh trong hợp tác phát triển cần bị ngăn chặn… Với nhiều biện pháp khác, ASEAN có thể tạo nên tác động lớn hơn trong tương lai, trong đó hợp tác khu vực sẽ là một lĩnh vực quan trọng để ASEAN tăng cường sức mạnh, không chỉ để thu hút thêm nguồn lực mà còn để làm chủ các nguồn lực này.
Đan Lê (Lược dịch từ Forbes)
- Trung Quốc công bố nhiều khoản hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh (16/08)
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác (16/08)
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh (16/08)
- Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên (15/08)
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi (15/08)
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói (15/08)
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm (15/08)
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát (15/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
ADB kêu gọi tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước ở châu Á - Thái Bình Dương
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Bệnh đậu mùa khỉ: Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu
- Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ
- Bảng xếp hạng chỉ số tự tin du lịch của châu Á - Thái Bình Dương
- Khai mạc Hội nghị Tòa án các tỉnh biên giới Lào-Việt Nam-Campuchia
- Tổng thư ký Liên Hợp quốc ủng hộ phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên
- TP. Hồ Chí Minh và Singapore tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm