Thế giới
Ngày ASEAN lần thứ 54 (8/8/1967 - 8/8/2021):

ASEAN: Đoàn kết có thể vượt qua những thách thức từ đại dịch

ClockChủ Nhật, 08/08/2021 15:34
TTH.VN - Đó là nhận định được Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein đưa ra, nhân dịp Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bước sang tuổi thứ 54.

Kỷ niệm 54 năm Ngày thành lập ASEAN: Quan hệ ASEAN-Hàn Quốc ngày càng quan trọngNgoại trưởng Mỹ chúc mừng ASEAN nhân kỷ niệm 54 năm thành lập

Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN về ứng phó dịch bệnh COVID-19 được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Hà Nội hồi tháng 4/2020. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo ông Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein, sự đoàn kết của ASEAN đã giúp khối khu vực cùng nhau vượt qua những thách thức, từ các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình trạng biến đổi khí hậu, đến thiên tai, và giờ đây là đại dịch COVID-19.

Trong một thông điệp nhân dịp kỷ niệm Ngày ASEAN lần thứ 54 (8/8/1967 - 8/8/2021), Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia cho biết, các tác động của đại dịch COVID-19 đối với cuộc sống và sinh kế là rất nghiêm trọng; đồng thời khẳng định, ASEAN sẽ không bao giờ nhụt chí và sẽ tiếp tục kiên định trong nỗ lực chống lại đại dịch COVID-19 cùng với phần còn lại của thế giới, để chứng tỏ nhân loại sẽ cùng nhau vượt qua thách thức to lớn này và nổi lên mạnh mẽ hơn.

Kể từ đầu năm 2020, ASEAN đã có những bước đi chủ động thông qua một loạt các cam kết và trao đổi thông tin giữa những quốc gia thành viên và các đối tác bên ngoài, với mục đích nâng cao năng lực của khu vực trong việc phòng ngừa, phát hiện, ứng phó và sẵn sàng đối phó với sự bùng phát của dịch bệnh.

ASEAN đã thực hiện một số chiến lược và khuôn khổ để đối phó với COVID-19, đồng thời giảm thiểu tác động của đại dịch đối với nền kinh tế và đảm bảo hạnh phúc của người dân.

Trong Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN về ứng phó dịch bệnh COVID-19 vào tháng 4 năm ngoái, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí về sự cần thiết của ASEAN trong việc tập trung vào giải quyết các tác động kinh tế và xã hội của đại dịch, đồng thời hướng tới một kế hoạch phục hồi hậu đại dịch cho ASEAN.

Tại hội nghị này, Thủ tướng Malaysia Tan Sri Muhyiddin Yassin đã đề xuất ASEAN xây dựng một kế hoạch phục hồi kinh tế khu vực để điều phối các phản ứng trong khu vực. Tiếp đó, Khuôn khổ Phục hồi Toàn diện ASEAN (ACRF), đóng vai trò là hướng dẫn cho các định hướng chiến lược và trọng tâm của việc phục hồi và hỗ trợ liên quan đến đại dịch ở ASEAN đã được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và hội nghị cấp cao liên quan hồi tháng 11/2020.

Ông Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein cho hay, thông qua ACRF, một số chiến lược rộng lớn đã được xây dựng, bao gồm tăng cường các hệ thống y tế khu vực, tăng cường an ninh con người, tối đa hóa tiềm năng của thị trường nội khối ASEAN và hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, cũng như tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện.

Nhằm đẩy nhanh sự phục hồi sau đại dịch, ASEAN đã bắt tay vào một nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt các bộ xét nghiệm, thiết bị bảo hộ cá nhân và vaccine thông qua Quỹ Ứng phó ASEAN COVID-19. Được biết, quỹ này sẽ hỗ trợ tất cả các quốc gia thành viên ASEAN trong việc phát hiện, kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, cũng như đảm bảo sự an toàn của các nhân viên y tế và các lực lượng tuyến đầu.

Bên cạnh đó, Thỏa thuận hành lang du lịch ASEAN (ATCAF), với mục tiêu là phục hồi và tăng cường các hoạt động kinh tế, được xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của các doanh nhân cần thiết trong ASEAN, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình y tế.

Cũng theo Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia, tác động của đại dịch COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần không còn có thể bỏ qua, và đó là một khía cạnh khác mà ASEAN đang nghiêm túc xem xét. Thừa nhận tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần, ASEAN và các đối tác bên ngoài đã bắt tay vào một số sáng kiến ​​nhằm chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin về các phương pháp tốt nhất, cũng như xây dựng các chính sách để giải quyết vấn đề này. Trong đó, ASEAN đang hợp tác cùng với công chúng, các chuyên gia và các tổ chức xã hội dân sự nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất có thể để giảm thiểu vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Nhận định tiêm chủng là công cụ khả thi nhất để chiến thắng đại dịch, ông Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein cho biết, ASEAN tiếp tục kêu gọi sự phân phối vaccine công bằng và bình đẳng cho tất cả các quốc gia, một nỗ lực đã được thực hiện nhiều lần trong tất cả các cam kết của ASEAN.                                                           

Được thành lập vào ngày 8/8/1967, ASEAN bao gồm 10 quốc gia thành viên là: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Edge Markets & Bernama)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG:
Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực châu Á đã chứng kiến những lợi ích to lớn từ toàn cầu hóa. Thương mại đã thúc đẩy các nền kinh tế và sinh kế, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN
Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35 trong năm 2023
Return to top