Thế giới

ASEAN đứng trước sự thiếu hụt lớn các kỹ năng an ninh mạng

ClockThứ Ba, 07/12/2021 14:23
TTH.VN - Tạp chí Tech Wire Asia vừa đăng tải bài viết cho hay, sự thiếu hụt kỹ năng về công nghệ, đặc biệt là về an ninh mạng đang trở thành mối quan tâm ở khu vực Đông Nam Á, và nhu cầu đối với các chuyên gia sở hữu những kỹ năng thiết yếu này chưa bao giờ cao hơn.

Ấn Độ-ASEAN thúc đẩy hợp tác an ninh mạng, phát triển kỹ thuật sốChâu Á: Nền kinh tế kỹ thuật số bùng nổ và nỗi lo tội phạm mạng

An ninh mạng là vấn đề đang được quan tâm trong khu vực. Ảnh minh họa: TTXVN

Nhu cầu ngày càng tăng về các kỹ năng kỹ thuật số đang xuất hiện mạnh mẽ nhất ở các quốc gia đang phát triển, nhất là trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt các kỹ năng an ninh mạng đặc biệt phổ biến ở Malaysia và Indonesia, khi tỷ lệ sử dụng Internet tăng nhanh và nhu cầu bảo vệ dữ liệu khỏi tội phạm mạng ngày càng lớn.

An ninh mạng là vấn đề hàng đầu đối với các nhà lãnh đạo toàn cầu. Trong nhiều năm, các chuyên gia đã cảnh báo về việc những lỗ hổng kỹ thuật số đang đặt các doanh nghiệp, cũng như các Chính phủ trước nguy cơ như thế nào.

Một báo cáo gần đây từ Nhà nghiên cứu thị trường Juniper Research cho thấy, đầu tư vào bảo mật công nghệ thông tin (CNTT) sẽ tăng gần 6% mỗi năm. Nghiên cứu ước tính rằng, điều này sẽ dẫn đến nhu cầu cần có thêm 1 triệu nhà phân tích bảo mật thông tin, con số này so với số lượng nhân viên hiện đang được tuyển dụng trên toàn thế giới.

Bất chấp những nỗ lực của các tổ chức nhằm tìm kiếm những người có thể đảm nhận những vị trí này, không có dấu hiệu nào cho thấy tình trạng thiếu hụt các kỹ năng an ninh mạng trong khu vực đang giảm bớt.

Thiếu chuyên gia an ninh mạng

Ngành công nghiệp an ninh mạng được dự báo sẽ đạt trị giá 170 tỷ USD vào năm 2021; tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo rằng, doanh nghiệp phải vật lộn để thu hút nhân tài.

Ngoài khoảng cách về kỹ năng, các yếu tố khác là nhu cầu ngày càng tăng đối với các chuyên gia không gian mạng. Một cách để giải quyết vấn đề này là đào tạo lại kỹ năng và nâng cao kỹ năng.

Nhiều nhân viên trong các lĩnh vực truyền thống được yêu cầu học kỹ năng mới. Điều này là do những vị trí hiện có của họ sẽ trở nên lỗi thời, hoặc họ cần những trình độ chuyên môn bổ sung để lấp đầy các vị trí về an ninh mạng.

Mỗi quốc gia thành viên ASEAN đều có những thách thức riêng. Trong khi Singapore và Malaysia đã thực hiện luật an ninh mạng mới để giúp thu hẹp khoảng cách, thì vẫn tồn tại khoảng cách trong đào tạo và phát triển kỹ năng.

Theo một nghiên cứu gần đây, hiện vẫn đang thiếu các chuyên gia an ninh mạng lành nghề, và đội ngũ nhân tài dự kiến ​​sẽ thu hẹp hơn nữa trong những năm tới. Nghiên cứu do Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia Oracle (Mỹ) ủy quyền và được IDC châu Á - Thái Bình Dương thực hiện cho thấy, chỉ 5% các chuyên gia CNTT trong khu vực có kiến ​​thức kỹ thuật và kinh nghiệm để phân tích các cuộc tấn công vào mạng lưới của họ.

Sự thiếu hụt về kỹ năng an ninh mạng là một vấn đề ngày càng tăng đối với các tổ chức đang tìm kiếm những kỹ sư có tay nghề cao, các chuyên gia bảo mật CNTT và các chuyên gia khác, đặc biệt là những người được đào tạo để làm việc với những công nghệ mới nhất.

Với nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ bảo mật cao cấp từ khách hàng, một số tổ chức đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng các chuyên gia không gian mạng có năng lực.

Thiếu hụt kỹ năng

Khảo sát về tài năng kỹ thuật số do SCMO và SERI phát hành đã chỉ ra 2 rào cản hàng đầu để có đủ tài năng kỹ thuật số, đó là khoảng cách kỹ năng trong thị trường lao động địa phương và không có khả năng để thu hút các tài năng chuyên biệt.

Chỉ 4,8% số người được hỏi cảm thấy, thị trường lao động hiện tại đáp ứng đầy đủ nhu cầu tài năng kỹ thuật số của họ. Các nhà tuyển dụng đã báo cáo những khoảng cách kỹ năng đáng kể nhất trong lĩnh vực Phân tích dữ liệu lớn, Khoa học dữ liệu, An ninh mạng, Trí tuệ nhân tạo, và Điện toán đám mây.

Theo Cổng thông tin việc làm toàn cầu Indeed, hoạt động tuyển dụng tiếp tục gia tăng trong suốt tháng 10 năm nay tại Singapore, đạt mức cao mới bất chấp sự gia tăng về số ca nhiễm COVID-19.

Tính đến ngày 30/10, các bài đăng tuyển dụng việc làm trên Indeed đã tăng 76% so với mức được ghi nhận vào ngày 1/2 hồi năm ngoái. Chỉ tính riêng trong tháng 10, các bài đăng đã tăng 4,7%.

Thực tế là ngày nay, nhiều hơn bao giờ hết, các tổ chức đang khao khát tìm kiếm những ứng viên CNTT lành nghề; tuy nhiên, đó không chỉ đơn thuần là tuyển dụng; các công ty cần tiếp tục đào tạo họ.

Theo một báo cáo do Amazon Web Services ủy quyền, số lượng lao động yêu cầu các kỹ năng kỹ thuật số ở 6 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản (APJ), bao gồm Singapore, Australia, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc, cần tăng gấp 5 lần để đáp ứng nhu cầu vào năm 2025.

Lê Thảo (Lược dịch từ Tech Wire Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trải nghiệm thực tế, hoàn thiện kỹ năng

Giữa thời buổi công nghệ phát triển, việc tách con khỏi các thiết bị điện tử là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Do vậy, thu xếp thời gian và công việc để đưa con đến trải nghiệm thực tế tại các không gian mỹ thuật là việc được nhiều cha mẹ quan tâm.

Trải nghiệm thực tế, hoàn thiện kỹ năng
ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG:
Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực châu Á đã chứng kiến những lợi ích to lớn từ toàn cầu hóa. Thương mại đã thúc đẩy các nền kinh tế và sinh kế, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN
Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35 trong năm 2023
Nhật Bản và 5 quốc đảo Thái Bình Dương lên kế hoạch diễn tập phòng thủ mạng

Tạp chí Nikkei Asia đưa tin, Nhật Bản sẽ tiến hành các cuộc diễn tập phòng thủ mạng với 5 quốc đảo ở Thái Bình Dương. Trong bối cảnh các tuyến cáp ngầm xuyên qua khu vực được kết nối với Nhật Bản, Tokyo hy vọng sẽ tăng cường an ninh mạng trong khu vực bằng cách làm sâu sắc thêm sự hợp tác với các quốc đảo.

Nhật Bản và 5 quốc đảo Thái Bình Dương lên kế hoạch diễn tập phòng thủ mạng
Return to top