Thế giới

ASEAN hợp tác phát triển thành phố thông minh

ClockChủ Nhật, 04/12/2022 07:53
Trong Tuyên bố Phnom Penh, những người đứng đầu thủ đô các nước thuộc ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng các thành phố linh hoạt hơn, bền vững hơn và thông minh hơn.

Indonesia và đường hướng cho năm Chủ tịch ASEAN 2023Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023

Đường phố ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 2/12, những người đứng đầu thủ đô các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tuyên bố sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chặt chẽ và hợp tác toàn diện vì sự phát triển của các thành phố thông minh, có khả năng chống chịu và bền vững trong khu vực.

Tuyên bố trên được đưa ra sau Hội nghị Thị trưởng thủ đô các nước ASEAN 2022, diễn ra tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia dưới sự chủ trì của Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng.

Trong Tuyên bố Phnom Penh, các thị trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa thành phố với thành phố trong việc mở ra tiềm năng của các dự án hợp tác cho tất cả các bên và các đối tác hỗ trợ tương ứng.

Tuyên bố cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng các thành phố linh hoạt hơn, bền vững hơn và thông minh hơn, không chỉ có khả năng hấp thụ, phục hồi và chuẩn bị cho những cú sốc không lường trước mà còn là những thành phố đổi mới và thân thiện với môi trường, trong bối cảnh các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu...

Các thị trưởng nhất trí tăng cường cam kết hướng tới một cộng đồng thông minh, kiên cường và bền vững, có khả năng cạnh tranh về kinh tế, bền vững với môi trường và có trách nhiệm với xã hội, thông qua việc triển khai đầy đủ các dự án thí điểm của Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN. Những dự án này sẽ tập trung vào công dân và xã hội, sức khỏe và hạnh phúc, an toàn và an ninh, môi trường chất lượng, cơ sở hạ tầng, công nghiệp và đổi mới.

Những người đứng đầu các thành phố cũng khuyến khích sự tham gia của công dân ở thủ đô các nước ASEAN bằng cách trang bị cho họ các kỹ năng và kiến thức về công nghệ và kỹ thuật số, cũng như thúc đẩy khởi nghiệp xanh.

Các đại biểu nhất trí sử dụng các công nghệ hiệu quả và đổi mới để giải quyết các vấn đề an ninh đô thị như an ninh nước, lương thực và năng lượng, quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, kết nối giao thông vận tải và hậu cần, quản lý và lập kế hoạch tái định cư...

Phát biểu khai mạc hội nghị trước đó cùng ngày, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cho biết các thành phố là "trái tim" của các quốc gia và khu vực, là nơi diễn ra mọi hoạt động, đặc biệt là kinh tế-xã hội, văn hóa và chính trị. Điều này có nghĩa là sự phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ, bền vững và toàn diện phải bắt đầu bằng việc xây dựng và kết nối các thành phố thông minh, linh hoạt và bền vững./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

Sáng 20/4, Trường cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm việc, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top