Thế giới Thế giới
ASEAN kêu gọi hành động kịp thời để chống cháy rừng và ô nhiễm khói mù
TTH - Tham dự Hội nghị lần thứ 21 Tiểu ban chỉ đạo cấp bộ trưởng về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới trong Tiểu vùng Mekong (MSC 21) diễn ra tại Brunei, các quan chức môi trường từ Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và nước chủ nhà Brunei lên tiếng kêu gọi cần có hành động kịp thời từ các cơ quan liên quan ở cấp quốc gia và khu vực trong khối ASEAN để ngăn chặn cháy rừng và ô nhiễm khói mù.
Cháy rừng ở gần làng Bokor, tỉnh Riau, Indonesia. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Phát triển Brunei Haji Suhaimi cho rằng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới là một vấn đề kéo dài và tái diễn đối với các nước ASEAN, làm ảnh hưởng đến khu vực này trong suốt hơn hai thập kỷ qua.
"Vấn nạn này là rõ rệt và đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, y tế, du lịch, giao thông và các hoạt động kinh tế xã hội khác ở một số quốc gia trong ASEAN", Bộ trưởng Suhaimi nhấn mạnh.
Được biết, khu vực này đặt mục tiêu sẽ đạt được một ASEAN không có khói mù vào năm 2020.
Theo Trung tâm Khí tượng chuyên ngành ASEAN (ASMC), điều kiện thời tiết khô và ấm hơn dự kiến sẽ diễn ra ở khu vực phía nam ASEAN trong thời gian từ tháng 8 - tháng 10/2019. Kiểu thời tiết bất lợi này có thể dẫn đến sự gia tăng các “điểm nóng” và làm tăng nguy cơ xảy ra khói mù xuyên biên giới trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, ông Suhaimi cho rằng để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có các hành động và biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động thông qua các nỗ lực quốc gia, cùng với sự hợp tác khu vực và quốc tế giữa các ngành và các bên liên quan.
Trong thông cáo báo chí được đưa ra tại cuộc họp, các quốc gia MSC cam kết sẽ cảnh giác và theo dõi, đồng thời đẩy mạnh các nỗ lực ngăn chặn để giảm thiểu sự xuất hiện của khói mù xuyên biên giới trong kiểu thời tiết khô hanh.
TỐ QUYÊN
(Lược dịch từ Xinhuanet)
- ĐH Venezuela lập khoa “Đất nước-Văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh" (20/05)
- Thượng Hải ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới sau 5 ngày bình yên (20/05)
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ (20/05)
- APEC theo đuổi sự phục hồi toàn diện và bền vững (20/05)
- Dịch COVID-19: Indonesia lạc quan chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu (20/05)
- Tiếp tục vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (20/05)
- Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng ở Ấn Độ xảy ra thường xuyên hơn gấp 100 lần (20/05)
- Triều Tiên tăng cường sản xuất thuốc, vật tư y tế chống sốt trên diện rộng (19/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc