Thế giới Thế giới
ASEAN mong chờ gì từ nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ Joe Biden
TTH.VN - Theo nhận định của các chuyên gia, sau 4 năm hỗn loạn về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời ông Donald Trump, người dân Đông Nam Á có xu hướng chào đón Tổng thống Mỹ Joe Biden.
- » Tổng thống Nga sẵn sàng đối thoại trực tuyến với nhà lãnh đạo Mỹ
- » Tổng thống Mỹ kêu gọi siết chặt quy định kiểm soát súng đạn
- » Tổng thống Mỹ đề cập nhiều vấn đề nổi cộm trong cuộc họp báo đầu tiên
- » Các nước nỗ lực tiêm chủng, phục hồi nền kinh tế sau đại dịch
- » Mexico đề nghị Mỹ cấp thị thực lao động cho người di cư
ASEAN đặt nhiều kỳ vọng vào ông Joe Biden và chính quyền Mỹ dưới nhiệm kỳ của ông. Ảnh minh họa: AFP/Báo lao động
Có một niềm tin chung rằng chính sách đối ngoại của Tổng thống Joe Biden sẽ có điểm tương tự dưới thời ông Barack Obama, bởi ông Joe Biden từng là phó tổng thống trong chính quyền đó. Tuy nhiên, hiện Mỹ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để tái tham gia, củng cố các liên minh và quan hệ đối tác của mình trong khu vực.
Nhìn về quá khứ, chính quyền ông Barack Obama ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, coi ngoại giao là công cụ chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ, hợp tác với các đồng minh và đối tác để giải quyết những thách thức chung, đặc biệt là dành nhiều sự quan tâm đến khu vực ASEAN. Tuy nhiên, phần lớn những chính sách này đã bị đảo ngược dưới thời ông Donald Trump.
Đối mặt với sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, lập trường kiên định của ASEAN là giữ vị trí trung lập, cùng lúc tăng cường khả năng phục hồi của ASEAN, kể cả trước sức ép từ bên ngoài.
Với sự lãnh đạo của Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhìn chung chính quyền của ông đã tạo ra nhiều thiện chí và kỳ vọng cao giữa các nước ASEAN.
Cụ thể, ASEAN muốn xem đầu tư của Mỹ như nguồn tài trợ thay thế. Tuy nhiên, Mỹ lại phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để cạnh tranh với Trung Quốc trong việc cấp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực.
Đơn cử, theo Hội đồng Đầu tư Indonesia, Trung Quốc là nguồn FDI lớn thứ hai của Indonesia trong năm 2019, với 4,74 tỷ USD. Trong khi Mỹ chỉ đứng thứ 8 với mức đầu tư 989,3 triệu USD.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
- Tổng thống Mỹ công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (24/05)
- OPEC+ sẵn sàng tăng sản lượng (24/05)
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai (23/05)
- Nhiều nước công bố thêm ca bệnh đậu mùa khỉ, Bỉ cách ly 21 ngày với người nhiễm (23/05)
- Thủ tướng mới của Australia Anthony Albanese tuyên thệ nhậm chức (23/05)
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch (23/05)
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu (22/05)
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng (22/05)
-
Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
-
Thủ tướng Pháp từ chức
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ