ClockThứ Hai, 18/06/2018 07:00

ASEAN nâng cao cảnh giác trước dịch sốt xuất huyết

TTH.VN - Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khu vực ASEAN dễ bị tổn thương nhất trước mối đe doạ của dịch sốt xuất huyết có nguy cơ gây tử vong. Năm ngoái, hơn 425.000 người ở các quốc gia ASEAN đã mắc sốt xuất huyết, số lượng cao nhất so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

Singapore đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyếtCampuchia bùng phát đại dịch sốt xuất huyếtSingapore công bố bộ dụng cụ xét nghiệm sốt xuất huyết trong 10 phútẤn Độ: 20.000 người nhiễm sốt xuất huyết trong vòng 5 nămPhilippines – quốc gia châu Á đầu tiên chấp nhận vaccine sốt xuất huyết

Một trong những chiến dịch phát động nhằm nâng caao nhận thức về phòng chống muỗi gây bệnh sốt xuất huyết ở Thái Lan. Ảnh: The Nation

Suốt 8 năm qua, ASEAN tổ chức ngày Ngày sốt xuất huyết ASEAN vào ngày 15/6 hằng năm, trong đó, các quốc gia đều thống nhất với các sáng kiến ​​chống lại bệnh sốt xuất huyết.

Năm nay, để đánh dấu sự kiện này và nâng cao nhận thức về sốt xuất huyết, đại diện các nước trong khu vực đã tham dự hoạt động kéo dài  hai ngày tại Singapore để tăng cường nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tháng tới, các quan chức cũng sẽ gặp nhau tại Malaysia để nâng cao mục tiêu phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

"Chúng ta ở trong khu vực nhiệt đới, do đó có các điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc sinh sản của muỗi, trung gian mang mầm bệnh," Tổng Thanh tra Bộ Y tế công Thái Lan, T.S Suthep Petchmark cho biết trong chuyến thăm tỉnh Prachin Buri.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nhiều quốc gia Đông Nam Á rất dễ bị lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Dựa trên số liệu thống kê từ năm 2004 đến 2010, có đến 5 thành viên ASEAN nằm trong số 10 quốc gia nhiễm sốt xuất huyết cao nhất, bao gồm Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Malaysia.

Để chống lại mối đe dọa từ căn bệnh này, năm nay ASEAN vận động theo chủ đề "Một Cộng đồng ASEAN chống lại bệnh sốt xuất huyết" nhằm khuyến khích tất cả mọi người tham gia diệt trừ cơ sở sinh sản của muỗi và hành động tích cực hơn, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.

Năm nay, sốt xuất huyết đã ảnh hướng đến 17.302 người ở Thái Lan và gây ra 21 ca tử vong. Trong số các bệnh nhân tử vong, có 14 bệnh nhân trên 15 tuổi và có các bệnh lý từ trước như bệnh tiểu đường và bệnh tim. Tỷ lệ sốt xuất huyết thường cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8, khi vào mùa mưa.

Một quan chức Y tế Thái Lan bày tỏ lo ngại rằng các ca sốt xuất huyết ở Thái Lan sẽ tăng trong năm nay vì mùa mưa bắt đầu sớm hơn bình thường. "Ngoài ra, sự cảnh giác của công chúng về mối nguy hiểm của muỗi cũng đã suy yếu".

Ông Preecha cũng cho rằng, vận động là một phần quan trọng trong các nỗ lực nhằm chống lại mối đe dọa sốt xuất huyết ở châu Á. “Cuộc họp sắp tới của ASEAN chắc chắn sẽ thảo luận về kiểm soát các vecto truyền bệnh do muỗi. Đó là một cách hiệu quả để kiềm chế sự lây lan của bệnh”. Tuy nhiên theo ông Preecha cho biết, tiêm chủng có thể không phải là trọng tâm của cuộc họp sắp tới, vì hiện nay vẫn chưa có loại vaccine hiệu quả nào trên thị trường.

Tố Quyên (Lược dịch từ The Nation)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Pháp chạy đua để mang đến một kỳ Olympic không có muỗi gây bệnh

Pháp đang phải đối mặt với một nhiệm vụ đầy thách thức để đảm bảo Thế vận hội Paris 2024 sắp tới không có mối đe dọa từ các bệnh do muỗi truyền, trong bối cảnh muỗi vằn mang virus làm lây lan các bệnh truyền nhiễm đang trở thành mối đe dọa ngày càng lớn ở châu Âu.

Pháp chạy đua để mang đến một kỳ Olympic không có muỗi gây bệnh
ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG:
Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực châu Á đã chứng kiến những lợi ích to lớn từ toàn cầu hóa. Thương mại đã thúc đẩy các nền kinh tế và sinh kế, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN
Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35 trong năm 2023
Return to top