Thế giới

ASEAN, Nga nhấn mạnh yêu cầu tăng cường quan hệ kinh tế song phương

ClockThứ Bảy, 17/09/2022 14:53
Thương mại 2 chiều giữa ASEAN và Nga đạt mức 20 tỷ USD vào năm 2021, tăng 27,3% so với năm 2020, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) song phương lên tới 1,7 tỷ USD.

Học giả Nga đánh giá cao vai trò và vị trí địa chiến lược của ASEANKhai mạc Năm hợp tác khoa học và kỹ thuật ASEAN-Nga 2022

Quang cảnh Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN-Nga. (Ảnh: Huỳnh Thảo/TTXVN)

Tân Hoa xã dẫn nội dung thông cáo báo chí chung ngày 16/9 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nga nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế song phương nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Tuyên bố trên được đưa ra tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN-Nga lần thứ 11 được tổ chức ở tỉnh Siem Reap của Campuchia, do Bộ trưởng Thương mại Campuchia Pan Sorasak và Thứ trưởng Phát triển kinh tế Nga Vladimir Ilyichev đồng chủ trì.

Theo thông cáo, thương mại 2 chiều giữa ASEAN và Nga đạt mức 20 tỷ USD vào năm ngoái, tăng 27,3% so với năm 2020, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) song phương lên tới 1,7 tỷ USD.

Thông cáo chung cho biết Nga là đối tác thương mại lớn thứ 9 của ASEAN và là nguồn cung cấp FDI trong số các đối tác đối thoại của ASEAN trong năm 2021.

Hội nghị tham vấn nhận định tiến trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 vẫn dễ bị tổn thương trước những diễn biến bất lợi của nền kinh tế toàn cầu như giá lương thực và năng lượng tăng khiến lạm phát trên thế giới ngày một gia tăng.

Hội nghị cũng nhấn mạnh cần tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế song phương ASEAN-Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong tiến trình hướng tới mục tiêu phục hồi toàn diện sau đại dịch, bằng cách duy trì thị trường mở để điều chỉnh sự gián đoạn chuỗi cung ứng, củng cố thương mại và đầu tư.

Phát biểu tại buổi họp báo sau khi kết thúc hội nghị, người phát ngôn Bộ Thương mại Campuchia Penn Sovicheat thông báo các bên cũng khẳng định cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số và kinh tế bền vững, vốn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của lĩnh vực thương mại sau đại dịch.

Theo ông Penn Sovicheat, hội nghị đã hoan nghênh những tiến triển trong quá trình thực thi Chương trình công tác thương mại và đầu tư ASEAN-Nga 2021-2025./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG:
Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực châu Á đã chứng kiến những lợi ích to lớn từ toàn cầu hóa. Thương mại đã thúc đẩy các nền kinh tế và sinh kế, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN
Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35 trong năm 2023
Năm 2024: Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực

Theo dữ liệu sẵn có gần đây nhất của năm 2022, tổng GDP danh nghĩa của 10 nước thành viên ASEAN tính bằng USD lên tới 3.600 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với tổng GDP 1.600 tỷ USD của năm 2009, và cao hơn một chút so với Ấn Độ - quốc gia có GDP đạt 3.500 tỷ USD vào năm 2022.

Năm 2024 Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực
Return to top