ClockThứ Năm, 29/12/2016 14:17

ASEAN sẽ thay đổi trong năm mới

Chuyên gia Karim Raslan - cây bút bình luận người Malaysia nổi tiếng về chính trị ASEAN - trao đổi với Tuổi Trẻ về những dự báo cho khối ASEAN trong năm 2017.

ASEAN và EU hướng tới quan hệ đối tác chiến lượcHãy nghĩ mình là người ASEANMỹ công bố Sáng kiến an ninh hàng hải mới với các nước ASEAN

Chủ tịch nước Trần Đại Quang (bên phải) tiếp đón Tổng thống Philippines Duterte tại Hà Nội - Ảnh: Việt Dũng

* Thưa ông, đâu là điểm đáng chú ý của ASEAN trong năm 2017?

- Chuyên gia Karim Raslan: Tôi cho rằng chúng ta đang tiến tới một giai đoạn vô cùng bất định của ASEAN bởi các nhân tố cả trong và ngoài khu vực.

Một số nhà phân tích nhận thấy Trung Quốc sẽ nhảy vào khu vực này thông qua hình ảnh một cường quốc có trách nhiệm,trong khi nước Mỹ thời Donald Trump sẽ không như thế.

Nếu nền kinh tế Trung Quốc suy yếu, đó sẽ là một cuộc phiêu lưu rất mạo hiểm và ASEAN sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng chính.

* Đâu là những thách thức lớn nhất của ASEAN trong năm tới?

- Tháng 7 năm ngoái, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán ASEAN 5 (theo định nghĩa của IMF bao gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam) sẽ tăng trưởng từ mức 4,8% năm 2016 lên 5,1% năm 2017.

Đây là con số tăng trưởng tốt nhưng rất khó tăng trưởng cao hơn cũng như những bất ổn về chính trị có thể làm suy giảm tăng trưởng nhiều hơn. Malaysia và Indonesia bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế trong những thị trường mới nổi, riêng Indonesia đang đối mặt với tình trạng bất ổn chính trị.

Giá dầu thô năm tới cũng sẽ trong tình trạng suy yếu bất chấp các sáng kiến gần đây của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ, qua đó có lẽ sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đối với tăng trưởng kinh tế.

Philippines và Việt Nam nằm ngoài những nước bị ảnh hưởng của nhóm ASEAN 5. Công ty chuyên về tài chính S&P dự đoán Philippines sẽ tăng trưởng 6,5% vào năm tới trong khi Ngân hàng Thế giới dự đoán Việt Nam tăng trưởng 6,3%.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng sẽ bị bao phủ bởi tình trạng bất định. Tổng thống Philippines Duterte tuyên bố sẽ hòa hợp tốt với ông Trump.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là “tình bạn mới tìm thấy này” sẽ tồn tại bao lâu nếu như tân tổng thống nước Mỹ bị thúc ép theo đuổi nền tảng dân túy về kinh tế, bao gồm việc trừng phạt các công ty Mỹ thuê nhân công bên ngoài.

Nếu viễn cảnh này thật sự xảy ra, nó sẽ gây tổn thương cho ngành công nghiệp dịch vụ ủy thác nghiệp vụ kinh doanh đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Philippines.

Ngoài ra, Việt Nam vẫn có khả năng thu hút làn sóng các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất đang rời Trung Quốc để tìm những thị trường hấp dẫn hơn.

“Kẻ thất bại” thật sự ở đây có thể chỉ là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Nếu ông Trump thật sự quyết theo con đường dân tộc chủ nghĩa về kinh tế sẽ tạo áp lực mạnh mẽ hơn cho các quốc gia Đông Nam Á làm điều tương tự.

Điều này sau rốt sẽ làm tổn thương AEC mới được 1 năm tuổi, khi các hàng rào phi thuế quan vẫn là một rào cản đối với việc hội nhập sâu hơn. Thật sự là có rất ít sự tiến bộ khi xét về hội nhập kinh tế của AEC.

Chuyên gia Karim Raslan - Ảnh: NVCC

* Ông hi vọng gì về Philippines, nước chủ nhà của ASEAN?

- Vấn đề của nước chủ nhà Philippines chính là giải quyết “các khoảng cách” trong ASEAN như thế nào, ví dụ như giữa các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, giữa những nước ủng hộ và không ủng hộ Trung Quốc, cũng như xử lý thế nào đối với cuộc khủng hoảng Rohingya đang gây chia rẽ nội khối.

Để giải quyết vấn đề này cần phải có tài ứng biến và kỷ luật. Tôi sẵn sàng tin tưởng ông Duterte nhưng ông ấy phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

Ông Duterte cần chứng minh cho các đối tác quốc tế thấy ông có sự kiên nhẫn và tầm nhìn để đoàn kết khu vực cũng như đưa ASEAN tiến lên phía trước.

Ngoài ra, những thử thách ông ấy đối mặt ở Philippines - bao gồm cuộc chiến chống ma túy đang gây tranh cãi dữ dội - cũng khiến ông phải đắn đo nhiều khi bắt tay xử lý các vấn đề quốc tế.

Tôi cho rằng với một chiến lược và cách tiếp cận đúng đắn, năm chủ tịch ASEAN có thể giúp ông Duterte thay đổi tầm vóc của cá nhân ông. Khu vực này đang rất cần vai trò lãnh đạo vào thời điểm hiện nay và bất cứ thành viên nào chứng tỏ vai trò lãnh đạo tốt lúc này sẽ là người chơi chính trong những năm sắp tới.

* Việt Nam sẽ đóng vai trò gì đối với ASEAN trong năm tới?

- Việt Nam thu hút sự quan tâm của các tập đoàn sản xuất lớn, trong đó tiêu biểu nhất là Tập đoàn Samsung - mà những quốc gia láng giềng đang thèm muốn. Quan trọng hơn, Việt Nam có thể cân bằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó có vẻ như không quá phụ thuộc vào bên nào.

Dù tất cả quốc gia đều khác biệt, nhưng quyết tâm thành công và kiên trì với việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam là những gì mà những nước ASEAN còn lại có thể học hỏi.


Theo Tuổi trẻ

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác

Với Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Quảng Điền, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cụ thể hóa vào công việc thường nhật, phù hợp với nhiệm vụ chính trị và chuyên môn được giao.

Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác
Return to top