Thế giới

ASEAN và Quỹ châu Á hỗ trợ kỹ năng cho 200.000 doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ

ClockThứ Tư, 24/06/2020 14:15
TTH.VN - Ủy ban điều phối ASEAN về các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (ACCMSME) phối hợp với Quỹ châu Á vừa đưa ra sáng kiến “​​Go Digital ASEAN” (tạm dịch “ASEAN Kỹ thuật số”), với khoản tài trợ 3,3 triệu USD từ Google.org.

ASEAN sẽ là trung tâm kỹ thuật số trong tương laiPhát triển ASEAN theo hướng nền kinh tế kỹ thuật sốHướng đến một “Asean kỹ thuật số”

200.000 doanh nghiệp nhỏ siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở ASEAN sẽ được hỗ trợ các kỹ năng để tham gia nền kinh tế kỹ thuật số. Ảnh minh hoạ: VOV

Theo thông tin chính thức từ ASEAN, sáng kiến ​​này được thiết kế để trang bị các kỹ năng và công cụ kỹ thuật số quan trọng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), cũng như thanh thiếu niên, nhất là những người ở khu vực nông thôn và biệt lập, giúp mở rộng cơ hội kinh tế trên khắp các quốc gia thành viên ASEAN (AMS) và giảm thiểu các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng COVID-19.

Sáng kiến ​​Go Digital ASEAN tập trung vào việc thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số trên toàn ASEAN, hỗ trợ cho tầm nhìn được đưa ra trong Chương trình hành động của ACCMSME về số hóa MSMEs thông qua việc xây dựng năng lực. Theo đó, sáng kiến ​​này sẽ giúp đào tạo kỹ năng kỹ thuật số và nhận thức về an toàn trực tuyến, mở rộng sự tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số cho các nhóm được hưởng lợi nhất từ ​​những kỹ năng này. Trong cuộc khủng hoảng COVID-19, sáng kiến ​​này cũng sẽ là một cơ chế giúp MSMEs tìm hiểu về các chương trình hoặc sự hỗ trợ có thể giúp họ tiếp tục hoạt động trong cuộc khủng hoảng COVID-19.

Ông David D. Arnold, Chủ tịch Quỹ châu Á cho rằng, dự án này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số. Ở các khu làng và thành phố thứ cấp, các văn phòng của Quỹ châu Á tại các quốc gia sẽ dẫn đầu một mạng lưới cộng đồng gồm các giảng viên và tình nguyện viên để giúp các chủ sở hữu MSMEs và các nhân viên trẻ thiếu việc làm tiếp cận và tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số vốn đang bùng nổ trong khu vực.

Khẳng định vai trò trung tâm của các doanh nghiệp nhỏ trong nền kinh tế và cộng đồng của mọi quốc gia, bà Stephanie Davis, Giám đốc điều hành Google Đông Nam Á nhấn mạnh rằng bối cảnh khó khăn hiện nay càng cho thấy sự cấp bách của nhu cầu hỗ trợ số hóa. Quỹ châu Á, ACCMSME và Google sẽ giúp các doanh nghiệp địa phương thành công, phát triển và tạo cơ hội cho các nền kinh tế địa phương, thông qua việc tập trung vào đào tạo các kỹ năng cần thiết trong khu vực.

Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố COVID-19 là đại dịch, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng lệnh phong toả, kiểm dịch cộng đồng và hạn chế di chuyển để ngăn chặn sự lây lan của virus, dẫn đến gián đoạn các hoạt động kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến MSMEs. Một số nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra những thách thức chính mà MSMEs phải đối mặt trong cuộc khủng hoảng này như cạn kiệt dòng tiền hoạt động, giảm nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ, gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm cơ hội tương tác với khách hàng và các vấn đề thay đổi môi trường kinh doanh để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thay thế. Ngay cả khi các biện pháp phong toả dần được dỡ bỏ, việc duy trì tình trạng giãn cách xã hội có thể khiến nhiều doanh nghiệp chuyển sang ưu tiên hình thức làm việc trực tuyến hơn. MSMEs do đó cần phải xem xét lại và điều chỉnh cách thức kinh doanh. Công nghệ kỹ thuật số có khả năng giải quyết vô số thách thức và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển qua cơn đại dịch và cả sau đó.

Theo giới chức ASEAN, thông qua sáng kiến ​​này, những người tham gia sẽ học cách sử dụng internet và các công cụ kỹ thuật số có liên quan một cách tốt hơn để phát triển doanh nghiệp của họ và giảm nguy cơ bị tấn công từ các mối đe dọa trên mạng. Việc đào tạo sẽ được điều chỉnh tuỳ theo các điều kiện địa phương và cho phép người tham gia tiếp cận với các công cụ và kỹ năng phù hợp nhất để giúp họ cải thiện sinh kế trong nền kinh tế kỹ thuật số. 

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ ASEAN.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
Return to top