Thế giới

Auckland (New Zealand) là thành phố đáng sống nhất thế giới

ClockThứ Năm, 10/06/2021 09:19
TTH.VN - Khi thế giới đang tiếp tục đối mặt với đại dịch, thành phố Auckland của New Zealand được tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) vinh danh là thành phố đáng sống nhất trên toàn cầu.

ASEAN, New Zealand khẳng định phối hợp chặt chẽ đảm bảo an ninh Biển Đông và khu vựcThành phố Hồ Chí Minh là nơi đáng sống thứ 3 trên thế giớiĐài Bắc là thành phố đáng sống nhất ở châu ÁĐoàn kết để tái sinh cộng đồng kinh tế châu Á - Thái Bình DươngChâu Á nỗ lực đối phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần 2

Auckland (New Zealand) được vinh danh là thành phố đáng sống nhất thế giới. Ảnh minh họa: EIU/Báo Lao động

Thành quả này có được nhờ vào việc New Zealand đã giành được nhiều thành quả trong tiến trình đối phó với đại dịch COVID-19, từ đó cho phép các trường học, rạp hát, nhà hàng và nhiều điểm tham quan văn hóa khác vẫn duy trì hoạt động trong suốt thời gian khảo sát.

Năm 2020, New Zealand đã đưa vào áp dụng một lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trên toàn quốc kéo dài trong vòng nhiều tuần để làm chậm sự lây lan của virus. Nước này cũng đóng cửa biên giới quốc tế đối với phần lớn du khách.

Trong bảng xếp hạng năm nay, các thành phố châu Á – Thái Bình Dương “thống trị” top 10 các thành phố đáng sống nhất trên toàn cầu, bất chấp đại dịch đã khiến khả năng và chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới giảm đi trông thấy.

Theo Chỉ số Đáng sống Toàn cầu (GLI) 2021, top 10 những thành phố đáng sống nhất thế giới kèm theo điểm lần lượt là: Auckland, New Zealand (96,0); Osaka, Nhật Bản (94,2); Adelaide, Australia (94,0); Wellington, New Zealand (93,7)...

Chỉ số chất lượng sống xếp hạng các thành phố được tổng hợp dựa trên 30 yếu tố định tính và định lượng, dựa trên 5 hạng mục chính bao gồm mức độ ổn định, mức độ chăm sóc sức khỏe, văn hóa và môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng.

Do đại dịch, EIU đã bổ sung thêm các chỉ số mới như mức độ căng thẳng của nguồn lực chăm sóc sức khỏe, cũng như hạn chế xung quanh các sự kiện địa phương như về thể thao, nhà hát, nhà hàng và trường học...

Theo nhà kinh tế trưởng toàn cầu của EIU Simon Baptist, tác động của COVID-19 được thể hiện khá rõ ràng trong bảng xếp hạng.

“Đã có những sự thay đổi lớn, cụ thể là ở top 10, nhưng nhìn chung trên cả bảng xếp hạng đều có thay đổi tùy thuộc vào tình hình đại dịch ở từng quốc gia”, Nhà kinh tế trưởng Simon Baptist trả lời phóng viên báo CNBC cho hay.

Giải thích về vấn đề này, các thành phố đang trong tình trạng bị phong tỏa, hoặc chứng kiến số ca nhiễm tăng đột biến trong thời gian khảo sát đã bị trừ khá nhiều điểm theo một số tiêu chí. Chính điều này đã làm một số thành phố ở châu Âu bị tụt hạng.

Điều này được nhìn thấy rõ ở một số nơi, bao gồm thành phố Vienna của Áo – luôn được xếp hạng gần top trong vài năm qua. Tuy nhiên, năng nay Vienna không thể lọt vào top 10 và đứng ở vị thứ 12.

Mặt khác, các thành phố ở Australia, New Zealand và Nhật Bản vẫn duy trì hoạt động cởi mở, với các dịch vụ vẫn tục được hoạt động, trong khi các hệ thống chăm sóc sức khỏe của các nước có khả năng phục hồi tốt do số ca nhiễm tương đối thấp.

Thủ phủ Honolulu của tiểu bang Hawaii (Mỹ) là nơi tăng điểm nhiều nhất trong bảng xếp hạng về chỉ số đáng sống này. Cụ thể là tăng 46 bậc lên vị thứ 14 nhờ nỗ lực ngăn chặn dịch lây lan và tốc độ tiêm chủng diễn ra nhanh chóng. Trong các thành phố khác, Đài Loan xếp thứ 33 và Singapore xếp thứ 34.

Xét về tổng quan khu vực, châu Á xếp hạng thấp hơn Bắc Mỹ và Tây Âu, theo EIU. Damascus ở Syria vẫn là thành phố ít đáng sống nhất do tính đến năm nay, Syria đã đánh dấu 10 năm diễn ra nội chiến.

Nhà kinh tế trưởng Simon Baptist nhận định: “Châu Á có một số thành phố đáng sống nhất thế giới, nhưng cũng có một số thành phố ít đáng sống nhất. Trong khi các thành phố của Australia, New Zealand, Nhật Bản đều được xếp hạng cao thì những nơi như các thành phố Dhaka (Bangladesh), Karachi (Pakistan) và Port Moresby (Papua New Guinea) đang ở gần cuối bảng suốt nhiều năm nay.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Return to top