Thế giới

Australia chi hơn 30 triệu USD cứu động vật hoang dã và môi trường

ClockThứ Hai, 13/01/2020 15:17
Ngày 13/1, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố nước này dành một khoản tài trợ lên đến 50 triệu AUD (tương đương 34 triệu USD) để chi cho các hoạt động phục hồi môi trường và các nhóm động vật hoang dã bị ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng cháy rừng kéo dài gần hai tháng qua.

Thảm họa cháy rừng Australia: Thêm một lính cứu hỏa thiệt mạngAustralia: 240.000 người phải sơ tán do nguy cơ cháy rừng tăngThiệt hại do thảm họa cháy rừng tại Australia vượt mức kỷ lụcThế giới hướng về Australia với hashtag #PrayforAustraliaCâu chuyện cảm động của cặp đôi Australia sau “bão” lửa cháy rừng

Gấu Koala được nuôi tạm tại vườn thú Taronga ở Sydney, sau khi được cứu khỏi các đám cháy rừng ngày 17/12. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, khoản ngân sách nói trên sẽ được chia đều, 25 triệu AUD cho quỹ can thiệp khẩn cấp và 25 triệu AUD khác dành cho các nhóm môi trường ưu tiên. Trong đó, 5 triệu AUD dành cho Tổ chức Greening Australia nhằm phát triển các sáng kiến tái sinh môi trường và 3 triệu AUD cho các trung tâm bảo vệ động vật hoang dã, các sở thú, để giúp chữa trị cho các con vật bị ảnh hưởng do cháy rừng.

Thủ tướng Morrison cho biết Chính phủ Australia sẽ sớm triển khai công tác chữa trị chấn thương dành cho các loài vật, kiểm soát hoạt động săn bắn động vật hoang dã, lập bản đồ các khu vực bị ảnh hưởng do cháy rừng và thiết lập các khu vực bảo vệ động vật hoang dã. Bên cạnh công tác khắc phục hậu quả đối với con người và tài sản, vấn đề phục hồi hệ sinh thái động vật hoang dã và môi trường cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu. 

Phát biểu trên truyền thông địa phương, Bộ trưởng Môi trường Sussan Ley thừa nhận còn quá sớm để đánh giá được tác động mà cuộc khủng hoảng cháy rừng đã gây ra đối với môi trường và hệ sinh thái quốc gia. Bà Ley kêu gọi các chuyên gia khoa học, các nhà nghiên cứu môi trường và cả các cá nhân, cộng đồng địa phương cần đóng góp sức lực trong công tác cải tạo lại môi trường và khắc phục hậu quả cháy rừng. 

Tại bang New South Wales, ngày 12/1, các máy bay trực thăng đã thả hàng nghìn cân cà rốt và khoai lang xuống những khu vực bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn, để cung cấp lương thực cho loài chuột túi Wallaby, một trong những loài động vật đặc trưng của Australia hiện có nguy cơ tuyệt chủng do cháy rừng.

Trong khi đó, tại bang Victoria, những con vật bị thương cũng đã được tập trung tại một số điểm cứu chữa để chăm sóc. Cơ quan cứu hỏa bang Victoria trước đó cũng đã triển khai một đơn vị chăm sóc động vật dã chiến, nhằm hỗ trợ tối đa công tác bảo vệ động vật hoang dã bị thương, bao gồm cả động vật được sơ tán khỏi các đám cháy tại khu vực Mallacoota.

Bang South Australia cũng cho biết đã kịp thời chuyển đổi một khu vực an toàn của động vật hoang dã thành trung tâm điều trị cho các loài vật bị ảnh hưởng từ các vụ cháy rừng trên đảo Kangaroo.

Theo đại diện chính quyền bang Queensland, mỗi ngày các đơn vị chức năng tại bang này đã giải cứu được ít nhất 80 động vật đang đối mặt với nguy cơ bị đe dọa, đồng thời khẳng định sẽ chi một khoản tài trợ 250.000 AUD (tương đương 170.000 USD) cho những nhân viên chăm sóc động vật hoang dã.

Trong khi đó, 7.500 người đã ký vào đơn kiến nghị sơ tán gấu túi (gấu Koala) đến New Zealand để tránh bị chết cháy do các đám cháy rừng vẫn đang hoành hành tại Australia. Thảm họa cháy rừng ở Australia đã khiến gần 500 triệu động vật, trong đó có 8.000 gấu Koala - chiếm 30% tổng số gấu túi ở Australia, bị chết.

Theo Bộ Môi trường Australia, những trận cháy rừng quy mô lớn đã phá hủy khoảng 30% môi trường sinh sống của loài Koala và một số loài sinh vật khác. Giới khoa học cho rằng có thể phải mất hàng thập niên mới khôi phục được hệ động vật hoang dã ở Australia.

Trước đó, Thủ tướng Morrison cũng đã thông báo sẽ dành 76 triệu AUD (51 triệu USD) cho việc điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần cho lính cứu hỏa và cư dân bị ảnh hưởng bởi cháy rừng. Dự kiến, tổng cộng các hoạt động phục hồi ảnh hưởng do cháy rừng sẽ tiêu tốn của Australia một khoản tiền từ 2 - 2,5 tỷ AUD (tương đương 1,36 - 1,7 tỷ USD).

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

Trước xu thế thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, ngày 19/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại vùng đồng bằng và TP. Huế dự báo cấp độ cháy rừng cấp 3 (cấp nguy hiểm), đặc biệt ở Nam Đông cấp 4 (cấp rất nguy hiểm).

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Return to top