Thế giới

Australia dành ít nhất 30% diện tích đất để bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng

ClockThứ Ba, 04/10/2022 11:04
TTH.VN - Hãng tin Reuters sáng nay (4/10) dẫn lời Bộ trưởng Môi trường Australia Tanya Plibersek cho biết quốc gia này sẽ dành ít nhất 30% diện tích đất cho việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Đây được xem là một nỗ lực của chính phủ Australia nhằm bảo vệ các loài động thực vật ở lục địa đảo nổi tiếng với các loài mà không nơi nào khác trên thế giới có được.

Gấu túi tại New South Wales (Australia) đã được đưa vào danh sách các loài "có nguy cơ tuyệt chủng". Ảnh: abc.net.au

Australia đã mất nhiều loài động vật có vú hơn bất kỳ châu lục nào khác và là một trong những quốc gia có tốc độ suy giảm loài nghiêm trọng nhất trong số các nước giàu nhất thế giới, báo cáo môi trường 5 năm do Chính phủ nước này công bố hồi tháng 7 cho thấy.

Báo cáo cũng cho thấy số lượng các loài được thêm vào danh sách các loài bị đe dọa hoặc có nguy cơ cao đã tăng trung bình 8% so với báo cáo trước đó hồi năm 2016.

“Nhu cầu hành động để bảo vệ thực vật, động vật và hệ sinh thái của chúng ta khỏi nguy cơ tuyệt chủng đang lớn hơn bao giờ hết”, Bộ trưởng Plibersek nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Bằng cách ưu tiên 110 loài và 20 địa điểm, Bộ trưởng Plibersek cho biết các khu vực được quản lý để bảo tồn sẽ được tăng thêm 50 triệu ha. Kế hoạch 10 năm sẽ được xem xét lại vào năm 2027.

Chính phủ của đảng Lao động mới được bầu gần đây của Australia đã cam kết với một kế hoạch trị giá 224,5 triệu đô la Australia (146 triệu USD) để giúp bảo vệ các loài động thực vật bản địa đang bị đe dọa của đất nước.

Australia, quốc gia có diện tích đất lớn thứ 6 trên thế giới, là nơi sinh sống của các loài động vật độc đáo như gấu túi và thú mỏ vịt. Tuy nhiên, số lượng của các loài này đang giảm dần do hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và sự xâm phạm của con người vào môi trường sống của chúng.

Gấu túi sống dọc theo phần lớn khu vực bờ biển phía đông đã được liệt kê vào danh sách các loài “có nguy cơ tuyệt chủng” hồi tháng 2 năm nay, sau khi các chuyên gia thiên nhiên ước tính Australia đã mất khoảng 30% số lượng gấu túi trong 4 năm qua.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

Là địa phương có khá nhiều nghề, nghề truyền thống (NTT) và làng nghề truyền thống (LNTT) nên để khôi phục, bảo tồn và phát triển, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống
Return to top