Thế giới

Australia khẳng định tiếp tục ủng hộ tự do hàng hải tại Biển Đông

ClockThứ Năm, 16/07/2020 15:19
Ngày 16/7, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố Australia sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ tự do hàng hải tại Biển Đông.

Nguy cơ dịch bùng phát lại, các nước Đông Âu ra hạn chế mớiẤn-Trung nhất trí hoàn tất quá trình rút quân tại Đông LadakhAustralia-Nhật Bản hướng tới vai trò dẫn dắt khu vực, bàn về Biển ĐôngLHQ kêu gọi cộng đồng đoàn kết chống khủng bố trong bối cảnh dịch bệnhĐức: Doanh số bán xe ô tô giảm 40%, thấp nhất kể từ năm 1989

Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN

Tại cuộc họp báo ở thủ đô Canberra, trả lời câu hỏi về quan điểm của Australia liên quan tuyên bố mới của Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Morrison nêu rõ "Australia sẽ tiếp tục duy trì lập trường rất kiên định."

Trước đó, ngày 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố về lập trường của Washington đối với những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, trong đó khẳng định Mỹ ủng hộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng, theo đó coi "các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các tài nguyên ở ngoài khơi trên hầu khắp Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp."

Liên quan tuyên bố trên của Ngoại trưởng Mỹ, người phát ngôi Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 15/7 nêu rõ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế.

Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó.

Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh

Australia sẽ bắt đầu thực thi các quy định chặt chẽ hơn về thị thực đối với sinh viên nước ngoài từ cuối tuần này, khi dữ liệu chính thức cho thấy lượng người di cư đến Australia đã đạt mức cao kỷ lục mới, điều này được cho là có thể làm trầm trọng thêm thị trường nhà cho thuê vốn đã căng thẳng của Australia.

Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh
Oxford Economics dự báo Australia sẽ bỏ lỡ mục tiêu khí hậu năm 2030

Hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics cho biết, lượng khí thải carbon của Australia không giảm đủ nhanh để đạt được mục tiêu khí hậu vào năm 2030, trong bối cảnh việc triển khai năng lượng tái tạo mất nhiều thời gian hơn so với dự đoán ban đầu.

Oxford Economics dự báo Australia sẽ bỏ lỡ mục tiêu khí hậu năm 2030
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Return to top