Australia sẽ trở lại Hội đồng Bảo an LHQ?
TTH.VN - Tờ Reuters ngày hôm nay (30/9) trích dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop cho biết, Australia sẽ nỗ lực để tái tranh cử vị trí thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) vào cuối thập kỷ tiếp theo.
Sau khi kết thúc nhiệm kỳ 2 năm tại Hội đồng Bảo an hồi tháng 12/2014, Australia sẽ tích cực đẩy mạnh các hợp tác quốc tế để giải quyết những thách thức an ninh toàn cầu, trong nỗ lực ngồi vào ghế thành viên không thường trực nhiệm kỳ 2029-2030 tới đây.
Trong một diễn đàn do Tổng thống Mỹ Barack Obama tổ chức về hoạt động chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và chủ nghĩa cực đoan bạo lực, bà Bishop nhận định, điều quan trọng là phải đánh bại các nhóm khủng bố ngay tận gốc rễ của chúng.
![]() |
Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển bền vững của LHQ năm 2015. Ảnh: Gippslandtimes |
Trong nhiệm kỳ của Australia tại Hội đồng Bảo an, bà Bishop luôn đi đầu trong các nỗ lực phối hợp phản ứng toàn cầu đối với mối đe dọa của các chiến binh nước ngoài. Bà cũng là người dẫn đầu bản dự thảo nghị quyết kêu gọi thành lập tòa án quốc tế để truy tố những kẻ tình nghi bắn rơi chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên, bản nghị quyết đã bị Nga phản đối.
Hội đồng Bảo an LHQ gồm 5 thành viên thường trực là Mỹ, Pháp, Nga, Anh, Trung Quốc; và 10 thành viên không thường trực, trong đó, 5 quốc gia được bầu mỗi năm.
Theo các nhà phân tích, Australia đang nắm cơ hội lớn nhất để giữ vị trí thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2029-2030.
Bên cạnh đó, “xứ sở chuột túi” cũng là một ứng cử viên cho Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2018-2020, với những nỗ lực thúc đẩy quyền phụ nữ và kêu gọi bãi bỏ hình phạt tử hình trên toàn cầu.
Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & Huffingtonpost)
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo (10/04)
- Singapore là nước đầu tiên phê chuẩn hiệp định RCEP (10/04)
- Hoàng thân Philip, chồng Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ Nhị qua đời (10/04)
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ (10/04)
- Thổ Nhĩ Kỳ tìm nguồn cung ứng sản phẩm, linh kiện điện tử từ Việt Nam (09/04)
- Dại dịch COVID-19 để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng (09/04)
- Mỹ và Philippines quan ngại về số lượng tàu dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông (09/04)
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả bom mìn (09/04)
-
Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác
- Mỹ, Pháp, Nhật gồng mình chống dịch, Anh bắt đầu kế hoạch mở cửa kinh tế
- Bloomberg: Nền kinh tế thế giới có nguy cơ “phân kỳ nguy hiểm”
- Ùn tắc giao thông tại kênh đào Suez đã hoàn toàn được giải tỏa
- Từ sự cố ở kênh đào SUEZ nghĩ đến tầm quan trọng của vận tải biển đối với thương mại toàn cầu
- Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trên toàn cầu
- WHO đưa ra kết luận về nguồn gốc của virus Sars-CoV-2
-
Từ sự cố ở kênh đào SUEZ nghĩ đến tầm quan trọng của vận tải biển đối với thương mại toàn cầu
- Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vận động chống kỳ thị với người gốc Á
- Ai Cập: Giao thông hàng hải dọc kênh đào Suez 'tuyệt đối an toàn'
- Philippines quan tâm đến việc gia nhập hiệp định CPTPP
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
- Việt Nam kêu gọi tăng nỗ lực thực hiện hiệp định hòa bình tại Mali
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN