Thế giới

Australia: Thí điểm cách ly tại nhà đối với du khách quốc tế đã tiêm chủng đầy đủ

ClockThứ Sáu, 17/09/2021 16:21
TTH.VN - Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày hôm nay (17/9) cho biết, các quan chức của Australia sẽ thử nghiệm một hệ thống cách ly tại nhà đối với những du khách quốc tế đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 khi đến thành phố Sydney.

Nhiều nước ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao chưa từng thấySydney tạm ngưng hoạt động 1 tuần, Ấn Độ có thể sẽ phải đối mặt với đợt dịch thứ 3

Người dân ở thành phố Melbourne, Australia xếp hàng chờ đến lượt tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Động thái nói trên được đưa ra trong bối cảnh Australia tiến tới mở cửa trở lại biên giới.

Trước đó vào tháng 3/2020, Australia đã đóng cửa biên giới quốc tế để đối phó với đại dịch COVID-19, và hầu như chỉ cho phép nhập cảnh đối với công dân và thường trú nhân, những người này được yêu cầu cách ly bắt buộc tại khách sạn trong vòng 2 tuần và tự trả phí.

Thủ tướng Australia Scott Morrison nhận định, đây là bước tiếp theo trong kế hoạch của chúng tôi để mở cửa trở lại một cách an toàn, và giữ cho việc mở cửa được an toàn; đồng thời nói thêm rằng, thử nghiệm này có thể thiết lập tiêu chuẩn cho cách "chúng ta sống chung với COVID-19".

Được biết, thành phố Sydney là nơi tiếp nhận nhiều cư dân trở về từ nước ngoài hơn so với các thành phố khác của Australia. Thành phố này sẽ thử nghiệm chương trình cách ly tại nhà trong vòng 7 ngày, bắt đầu vào cuối tháng này.

Theo đó, các nhà chức trách sẽ sử dụng một ứng dụng điện thoại di động và công nghệ nhận dạng khuôn mặt để giám sát việc tuân thủ của khoảng 175 người, bao gồm cả cư dân, những người không cư trú, cùng một số thành viên phi hành đoàn của Hãng hàng không Australia Qantas Airways.

Phát biểu trong một tuyên bố liên quan, Giám đốc điều hành Hãng hàng không Qantas Airways, ông Alan Joyce cho hay: "Đây là một tin rất đáng hoan nghênh đối với các thành viên phi hành đoàn của chúng tôi, những người đã và đang bay ra nước ngoài để đưa công dân Australia về nước, cũng như vận chuyển các loại hàng hóa thiết yếu, họ phải trải qua nhiều tháng cách ly kể từ khi đại dịch bùng phát".

Được biết, việc sử dụng công nghệ này đã được thử nghiệm đối với các nhân viên quốc phòng trở về tại tiểu bang South Australia.

Australia đã áp dụng các biện pháp phong toả đối với Sydney và Melbourne, những thành phố lớn nhất của quốc gia này, và thủ đô Canberra, ảnh hưởng đến gần một nửa trên tổng dân số 25 triệu người, nhằm đối phó với sự bùng phát của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao từ tháng 6.

Cũng trong ngày 17/9, tiểu bang Victoria đã báo cáo 510 ca nhiễm COVID-19 mới, đa số ca nhiễm được ghi nhận ở Melbourne, là thủ phủ và thành phố lớn nhất của tiểu bang này. Đây là mức tăng hàng ngày cao thứ 2 trong năm nay. Trong khi đó, tiểu bang New South Wales ghi nhận 1.284 ca nhiễm mới, hầu hết ở thành phố Sydney, giảm từ mức 1.351 ca nhiễm được báo cáo trong ngày hôm qua (16/9).

Các kế hoạch mở cửa trở lại của Chính phủ liên bang dựa vào việc Australia sẽ đạt tỷ lệ tiêm chủng 70-80% cho dân số trưởng thành. Hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng toàn quốc đang ở mức khoảng 45%. Trên toàn quốc, Australia ghi nhận khoảng 82.000 ca nhiễm COVID-19, và 1.141 trường hợp tử vong.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Oxford Economics dự báo Australia sẽ bỏ lỡ mục tiêu khí hậu năm 2030

Hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics cho biết, lượng khí thải carbon của Australia không giảm đủ nhanh để đạt được mục tiêu khí hậu vào năm 2030, trong bối cảnh việc triển khai năng lượng tái tạo mất nhiều thời gian hơn so với dự đoán ban đầu.

Oxford Economics dự báo Australia sẽ bỏ lỡ mục tiêu khí hậu năm 2030
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Thủ tướng Australia và Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 7/3, sau lễ đón chính thức và hội đàm rất thành công, Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ báo chí thông báo kết quả hội đàm, trong đó công bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Australia.

Thủ tướng Australia và Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện
Return to top