Thế giới

Australia và New Zealand cùng phê chuẩn Hiệp định RCEP

ClockThứ Tư, 03/11/2021 16:00
TTH.VN - Australia đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), đảm bảo rằng nông dân và doanh nghiệp của nước này có thể tiếp cận các lợi ích của hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, Nikkei dẫn thông tin từ Bộ Thương mại Australia ngày 2/11 cho biết.

RCEP thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - ASEAN, hỗ trợ phục hồi kinh tếHiệp định RCEP: Nhật Bản và các nước chờ đợi sự trở lại của Ấn ĐộĐánh giá tác động của RCEP đối với đầu tư nước ngoàiThái Lan thúc đẩy tiến trình phê chuẩn RCEP lên Ban Thư ký ASEAN

RCEP là thỏa thuận thương mại lớn giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng 5 quốc gia đối tác. Ảnh: CAND

Song song đó, Reuters cũng vừa đưa tin New Zealand đã phê chuẩn Hiệp định, trải đường cho RCEP có hiệu lực vào đầu năm tới.

RCEP là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, đại diện cho khoảng 30% dân số toàn cầu và tổng sản phẩm quốc nội.

Theo kế hoạch, RCEP sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, thiết lập các quy tắc chung về thương mại hàng hóa và dịch vụ, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và cạnh tranh.

“Các doanh nghiệp sẽ có thể tận dụng các cơ hội của RCEP từ đầu năm tới”, ông Phil Twyford, Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng xuất khẩu của New Zealand cho biết trong một tuyên bố.

Tuyên bố riêng của Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne cũng khẳng định thỏa thuận này sẽ tăng cường quan hệ thương mại của Australia với ASEAN, báo hiệu cam kết của nước này đối với một cấu trúc kinh tế khu vực do ASEAN dẫn đầu. Một khi có hiệu lực, Hiệp định RCEP sẽ đưa 9 trong số 15 đối tác thương mại hàng đầu của Australia vào một khuôn khổ kinh tế duy nhất.

Thái Lan cũng đã hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định khi Bộ trưởng Thương mại Laksanawisit của nước này cho biết đã đệ trình việc phê chuẩn RCEP lên Ban Thư ký ASEAN từ ngày 28/10. Trước đó, Quốc hội Thái Lan đã đồng ý phê chuẩn hiệp định vào ngày 9/2/2021. Theo Bangkok Post, việc phê chuẩn RCEP sẽ là một động lực thúc đẩy thương mại của Thái Lan với các nước trong khu vực, vốn đã chiếm khoảng 53% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này vào năm ngoái.

Trong khi đó, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã hoàn thành việc phê chuẩn Hiệp định.

Được ký kết vào tháng 11 năm ngoái, RCEP là một thỏa thuận thương mại lớn giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng với 5 nền kinh tế khác, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi được phê chuẩn bởi ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 quốc gia đối tác. Khi đó, Hiệp định sẽ loại bỏ thuế quan đối với 90% hàng hóa được trao đổi giữa các bên ký kết trong 20 năm tới.

Hiện tại, 5 nước thành viên ASEAN là Singapore, Brunei, Lào, Campuchia và Thái Lan đã đệ trình phê chuẩn hiệp định, trong khi 3 quốc gia khác ngoài ASEAN là Trung Quốc, Australia và mới nhất là New Zealand cũng đã hoàn tất các thủ tục phê chuẩn. 

BẢO NGHI (Lược dịch từ Nikkei & Reuters)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh

Australia sẽ bắt đầu thực thi các quy định chặt chẽ hơn về thị thực đối với sinh viên nước ngoài từ cuối tuần này, khi dữ liệu chính thức cho thấy lượng người di cư đến Australia đã đạt mức cao kỷ lục mới, điều này được cho là có thể làm trầm trọng thêm thị trường nhà cho thuê vốn đã căng thẳng của Australia.

Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh
Return to top