ClockThứ Hai, 30/07/2012 13:38

Bà đỡ cho các cơ sở sản xuất nông thôn

TTH - Không phải là nghề gia truyền, song anh Châu Văn Bắc trú tại thôn Kim Đôi, xã Quảng Thành (Quảng Điền) đã theo nghề sản xuất bún, phở khô và mì lát gần chục năm nay. Để tiếp thêm sức mạnh, Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại (KC &XTTM) tỉnh vừa hỗ trợ 17 triệu đồng để cơ sở đầu tư máy cán và cắt bột liên hợp nhằm mở rộng quy mô sản xuất.

Từ quy mô “làng”

 

Chúng tôi đến Cơ sở sản xuất bún, phở khô và mì lát Châu Văn Bắc vào trung tuần tháng 7. Một không khí sản xuất nhộn nhịp với các công đoạn trộn bột, cán sợi và phơi sản phẩm với gần chục nhân công. Xuất thân từ gia đình thuần nông quanh năm bám lấy ruộng đồng, song chẳng bao giờ gia đình anh có được của ăn, của để. Đầu năm 2000, anh Bắc quyết định chuyển sang sản xuất các loại bún, phở khô để phục vụ bà con trong làng với quy mô nhỏ. Dần dần, sản phẩm làm ra được thị trường ưa chuộng, các hộ kinh doanh đặt hàng ngày càng nhiều nên anh thuê thêm nhân công để sản xuất với số lượng lớn. Từ đó, anh bắt đầu học thêm nghề làm mì lát vì sản phẩm này được người dân nông thôn ưa dùng bởi rất tiện lợi khi chế biến và có giá rẻ. Do các công đoạn từ trộn đến cán bột đều làm thủ công nên dù bỏ sức người khá nhiều, song mỗi ngày cơ sở chỉ sản xuất vài chục cân, cung không đủ cầu.

 

Sản phẩm bún khô sau công đoạn sản xuất

 

Anh Bắc nhiều lần đến các cơ sở cơ khí để hỏi mua máy cán và cắt bột để tiết giảm sức lao động, sản phẩm làm ra đều và đẹp hơn so với làm thủ công nhưng do giá cao nên vẫn chưa thực hiện. Sau khi được Phòng Công thương huyện đến khảo sát và tìm hiểu, hướng dẫn các thủ tục xin hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn khuyến công, cơ sở như được tiếp thêm sức mạnh, mạnh dạn đầu tư kinh phí để trang bị máy.

 

Đến sản xuất đại trà

 

Ông Hoàng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm KC & XTTM tỉnh cho biết: “Năm 2012, thông qua nguồn vốn khuyến công địa phương, trung tâm đã hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất nông thôn đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để mở rộng quy mô, nâng cao công suất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường như máy ép củi trấu, máy tinh chế dầu tràm, thiết bị đánh bóng sợi tăm đũa tre, máy lọc và chế tạo khuôn đúc rượu, máy đập búa rèn… Mục đích của chương trình nhằm góp phần hỗ trợ các cơ sở, DN nâng cao năng suất, đa dạng hóa sản phẩm và tiến tới xây dựng thương hiệu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.”

Qua khảo sát và thẩm định các đề án khuyến công do Phòng Công thương huyện Quảng Điền giới thiệu, tháng 3/2012 Trung tâm KC & XTTM tỉnh quyết định hỗ trợ cơ sở sản xuất bún, phở khô và mì lát Châu Văn Bắc 17 triệu đồng đầu tư máy cán và cắt bột liên hợp có công suất 20-30 tấn/phút phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mở rộng quy mô. Từ nguồn hỗ trợ này, cơ sở đầu tư 42 triệu đồng để trang bị máy. Máy cán và cắt bột liên hợp là sản phẩm mới với sự kết hợp giữa cán và cắt liên hợp trên một máy, giảm bớt sức lao động và nâng cao năng suất. Cấu trúc của máy đơn giản, có độ chính xác cao và dễ sử dụng nên chỉ sau vài tháng đưa vào hoạt động, cơ sở đã mở rộng quy mô, sản xuất đại trà và chất lượng sản phẩm hoàn thiện hơn trước. “Nhờ trang bị máy cán và cắt bột liên hợp nên hiện mỗi ngày cơ sở sản xuất gần 5 tạ sản phẩm các loại, tăng gấp 10 lần so với trước, doanh thu đạt trên 20 triệu đồng/tháng. Cơ sở đang mở rộng quy mô, đầu tư thêm một số thiết bị như máy trộn bột, giàn phơi và các phụ kiện cần thiết phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh”. Anh Châu Văn Bắc, chủ cơ sở cho biết.

 

Theo anh Nguyễn Đình Đức, Trưởng phòng Công thương huyện Quảng Điền: “Nguồn hỗ trợ của Trung tâm KC & XTTM tỉnh đã góp phần thúc đẩy các cơ sở nhỏ lẻ trên địa bàn huyện trang bị máy móc thiết bị hiện đại để thay thế sức người, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy, sau khi được hỗ trợ vốn, nhiều cơ sở đã mở rộng quy mô, giải quyết việc cho nhiều lao động nông thôn và mở rộng thị trường tiêu thụ, đây chính là hiệu quả kinh tế lớn nhất mà chương trình khuyến công mang lại.”

 

Bài, ảnh: Thanh Hương

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top