ClockThứ Sáu, 30/06/2017 05:56
CLB không sinh con thứ 3 Lương Cổ:

“Bà đỡ” cho hạnh phúc gia đình

TTH - Sau 15 năm đi vào hoạt động, câu lạc bộ không sinh con thứ 3 (CLB) tổ dân phố Lương Cổ, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền có nhiều hoạt động thiết thực, mang lại hiệu quả tích cực trong công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ), góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân địa phương.

Chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền

Về đến thị trấn Sịa, tôi gọi điện thoại ngay cho chị Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Lương Cổ. Lúc tôi đến, chị Hoàng Thị Liễu, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ đang loay hoay với một mớ công việc nhà. Chị cười: “Chị em trong CLB chỉ làm hết mình vì công việc thôi. Có người nghe, người không nghe, cũng có lúc muốn bỏ cuộc nhưng cứ nghĩ đến câu “Mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1 đến  2 con, để xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc” là lại có động lực để đi vận động. Nhiều lúc nghĩ, nỗ lực của mình sẽ góp phần cải thiện đời sống người dân là vui rồi”.

Những năm trước, tổ dân phố Lương Cổ từng là điểm nóng của thị trấn cũng như toàn huyện trong việc sinh con thứ ba. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, nhất là số hộ nghèo và cận nghèo tăng, trẻ em không được chăm sóc tốt dẫn tới suy dinh dưỡng, không được đến trường. Để khắc phục tình trạng này, năm 2002, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn mạnh dạn đề xuất chọn tổ dân phố Lương Cổ làm điểm xây dựng CLB không sinh con thứ ba. Từ vài thành viên ban đầu, đến nay CLB đã thu hút hơn 20 hội viên tham gia thường xuyên và nhiều hội viên không thường xuyên.

Chị Hoàng Thị Liễu, Chi hội Trưởng phụ nữ, kiêm Phó Chủ nhiệm CLB không sinh con thứ 3 tổ dân phố Lương Cổ thông tin, khi mới thành lập, CLB gặp nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động chị em tham gia sinh hoạt bởi tư tưởng sinh nhiều con đã ăn sâu trong tiềm thức. Nhiều người còn ngại ngùng khi được chia sẻ về các biện pháp tránh thai... Thay vì chọn hoạt động theo bề rộng, chúng tôi lại chọn theo bề sâu. Tập trung phân loại đối tượng trong tổ, đánh giá xem gia đình nào có khả năng sinh con thứ 3 cao nhất, phân công chị em bám sát, nắm bắt tâm tư các thành viên trong gia đình, từ đó hướng họ thoát khỏi luồng tư tưởng trọng nam kinh nữ, sinh nhiều con... để tập trung phát triển kinh tế và giữ gìn hạnh phúc gia đình.

CLB Lương Cổ sinh hoạt định kỳ 3 tháng 1 lần. Tại các buổi sinh hoạt, chị em được cấp phát tài liệu, sách báo, tờ rơi những tài liệu tuyên truyền để tham khảo, trang bị thêm kiến thức về KHHGĐ. Ban Chủ nhiệm CLB còn lồng ghép nhiều nội dung tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch vào các buổi họp xóm, những buổi sinh hoạt của hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội người cao tuổi để khuyến khích các thành viên trong gia đình tích cực tham gia và thấu hiểu. CLB còn là nơi để các thành viên có điều kiện gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống gia đình, chia sẻ những cách làm hay, giúp nhau phát triển kinh tế. Bằng nguồn quỹ do các thành viên tự nguyện đóng góp, CLB sử dụng một phần duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động, phần còn lại được sử dụng để hỗ trợ những gia đình gặp khó khăn, cần vốn phát triển sản xuất; thăm hỏi, động viên nhau lúc ốm đau, hiếu, hỷ…

Chị Nguyễn Thị Lan, thành viên CLB, chia sẻ: "Gia đình tôi sinh con một bề và cũng định sinh tiếp. Các chị trong CLB thường tới nhà động viên, phân tích về tình hình thực tế của gia đình, những quan niệm sai lầm, tầm quan trọng của việc dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc. Từ đó, vợ chồng tôi bỏ ý định sinh thêm con để tập trung phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống cho từng thành viên. Sau khi từ bỏ ý định sinh con thứ ba, vợ chồng tôi đăng ký tham gia sinh hoạt CLB, cùng nhau vận động, tuyên truyền những gia đình có ý định sinh tiếp như chúng tôi. Giờ nhắc đến chuyện sinh thêm đứa nữa, chồng tôi đùa: “Lúc nào CLB không sinh con thứ ba giải thể lúc đó vợ chồng mình sinh tiếp”.

Câu nói đùa ấy một phần nào khẳng định được vai trò của CLB trong việc thực hiện tốt chính sách dân số trên địa bàn. Cũng nhờ hiệu quả hoạt động của CLB mà nhiều năm liền tổ dân phố Lương Cổ không có gia đình nào sinh con thứ ba. Năm 2016, CLB nhận bằng khen của tỉnh về thành tích 5 năm liền thực hiện tốt phong trào “5 không - 3 sạch”. Chị Hoàng Thị Liễu háo hức: "Thêm năm nữa là chúng tôi được 5 năm không sinh con thứ ba, lúc đó tổ sẽ được huyện ưu tiên đầu tư một công trình phúc lợi. Việc động viên thực hiện nghiêm chính sách dân số thông qua ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng là động lực thúc đẩy địa phương thực hiện tốt công tác dân số".

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top