ClockThứ Ba, 25/02/2020 14:46

Ba kịch bản của ngành hàng không trước dịch Covid-19

Do ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19, mức sụt giảm lượng khách thông qua các cảng hàng không, sân bay đã lên tới 2 con số sau nhiều năm liên tục tăng trưởng mạnh của thị trường hàng không Việt Nam.

Ngành hàng không đối mặt nhiều khó khăn trước sự bùng phát của virus corona ở Trung QuốcBose đóng cửa 119 cửa hàng bán lẻ trên toàn cầuNhật Bản hợp tác với các quốc gia ASEAN để phát triển công nghiệp máy bayHội nghị triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành y tếChắp đôi cánh xanh cho ngành hàng không châu Á phát triển bền vững

Hiện tại, có tới chục tàu bay của các hãng hàng không trong nước đang phải “nằm không” chờ được xếp lịch bay. Ảnh minh hoạ,

Theo Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT), tính đến tháng 2/2020, cả nước có 235 máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam, tăng 3 tàu so với tháng 1 và tăng 48 tàu so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, Vietnam Airlines có 106 tàu (trong đó có 28 tàu thân rộng), Vietjet 75 tàu, Bamboo Airways 22 tàu (gồm 3 tàu thân rộng), Jetstar Pacific 18 tàu. Số còn lại là những tàu thuộc sở hữu của Công ty Bay dịch vụ hàng không, CTCP Hàng không Hải Âu, Công ty TNHH Công nghệ Hành Tinh Xanh, CTCP Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt và CTCP Dịch vụ Kỹ thuật hàng không.

Số lượng trực thăng đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến thời điểm này là 32 chiếc, tăng 3 chiếc so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù số lượng tàu bay tăng mạnh nhưng lượng khách qua cảng hàng không cũng như lượng khách vận chuyển của các hãng hàng không, đặc biệt là khách quốc tế lại giảm ở mức 2 con số. Đây là mức giảm đáng kể sau nhiều năm liên tục tăng trưởng của thị trường hàng không Việt Nam.

Cụ thể, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trong tháng 2/2020 đạt gần 8,1 triệu khách, giảm 11,6% so với cùng kỳ 2019. Trong số này, khách quốc tế đạt 2,4 triệu, giảm 29,8%, khách nội địa đạt 5,7 triệu, giảm 0,7%.

Cũng trong tháng 2, các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 3,7 triệu khách, giảm 13,7% so với tháng 2/2019. Trong đó, lượng khách quốc tế giảm tới 39,5%, chỉ còn 870.000 khách. Khách nội địa giảm nhẹ 0,7%, đạt 2,8 triệu khách.

Trước tình trạng nêu trên, Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra 3 kịch bản cho thị trường hàng không năm 2020. Theo đó, nếu dịch hết trong tháng 4 (kịch bản lạc quan nhất), tổng thị trường năm 2020 vẫn đạt 80 triệu khách, tăng 1,1%. Lượng khách qua cảng đạt 119 triệu khách.

Ở kịch bản trung bình (tháng 6/2020 hết dịch), tổng thị trường sẽ chỉ đạt 74,6 triệu khách, giảm 5,7%, lượng khách qua cảng đạt 111,6 triệu khách, giảm 4,2%.

Trường hợp xấu nhất, nếu tháng 8 mới hết dịch, tổng thị trường sẽ giảm sâu 17,2%, chỉ còn 65,5 triệu khách. Lượng khách qua cảng giảm 15,5%, còn 98,5 triệu khách.

Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết cứ mỗi tuần kéo dài thêm dịch bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Vietnam Airlines khoảng 200-250 tỷ đồng. Riêng các đường bay đến Trung Quốc, một tuần Vietnam Airlines hủy khoảng hơn 300 chuyến. Doanh thu của hãng sụt giảm rất nhanh ở cả mảng hành khách và hàng hóa, ước khoảng 20-25% trong nửa đầu tháng 2.

Được biết, hiện tại, có tới chục tàu bay của các hãng hàng không trong nước đang phải “nằm không” chờ được xếp lịch bay.

Tổ chức hàng không thế giới IATA ước tính dịch Covid-19 sẽ khiến các hãng hàng không thiệt hại 29 tỷ USD, chủ yếu ở thị trường châu Á - Thái Bình Dương. Riêng các hãng bay Trung Quốc tổn thất khoảng 12,8 tỷ USD.

Theo Chinhphu.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành hàng không toàn cầu đối mặt nhiều thách thức về giá vé và nhân sự

Theo các chuyên gia trong ngành, ngành hàng không toàn cầu thời hậu đại dịch vẫn không thiếu những thách thức, từ việc giữ giá vé máy bay ở mức phải chăng – nhất là trong các mùa lễ hội khi tỷ suất lợi nhuận “mỏng như dao cạo”, cho đến việc có đủ lực lượng lao động tận tâm với nghề.

Ngành hàng không toàn cầu đối mặt nhiều thách thức về giá vé và nhân sự
Dịch COVID-19 gia tăng ở Đông Nam Á:
Chuyên gia nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân

Những ngày vừa qua, chứng kiến số ca mắc COVID-19 gia tăng nhanh chóng đã khiến các nhà chức trách ở Đông Nam Á tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, như lắp đặt máy quét thân nhiệt tại các điểm nhập cảnh quốc tế và kêu gọi công chúng đeo khẩu trang.

Chuyên gia nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân
Ngành hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán sẽ phục hồi hoàn toàn vào nửa đầu năm 2024

Ông Juan Carlos Salazar, Tổng Thư ký Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) nhận xét, ngành hàng không dân dụng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ phục hồi về mức trước dịch vào nửa đầu năm 2024. Trong đó tiến trình phục hồi này đã “tốn nhiều thời gian hơn” bởi một số quốc gia vì “chính sách và lý do nội bộ” chưa mở cửa thị trường nhanh như các khu vực khác.

Ngành hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán sẽ phục hồi hoàn toàn vào nửa đầu năm 2024
Ngành hàng không gặp thách thức về tái thiết sau đại dịch

Người đứng đầu Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) Willie Walsh nhận định, ngành hàng không đang phải đối mặt với những thách thức không lường trước được trong việc tái xây dựng sau đợt suy thoái do đại dịch COVID-19, cũng như những tác động về chuỗi cung ứng.

Ngành hàng không gặp thách thức về tái thiết sau đại dịch

TIN MỚI

Return to top