ClockThứ Năm, 07/07/2011 14:29

Bà Lê Thị Quyên cần được hỗ trợ xây dựng nhà ở

TTH - Bà Lê Thị Quyên (tức Mọng, 73 tuổi, trú tại thôn 2, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc) là vợ liệt sĩ, hoàn cảnh rất khó khăn. Hiện, bà Quyên đang sống cùng người cháu nội trên căn nhà lợp tôn, vách liếp dột nát. Với mức phụ cấp vợ liệt sĩ là 770.000 đồng/tháng, bà không đủ để sửa chữa, xây dựng lại nhà ở... Đó là nội dung đơn phản ánh của ông Lê Phước Nhạc, trú tại 248 Phan Bội Châu, TP Huế gửi đến báo Thừa Thiên Huế.

Một đời lận đận...

 

Trong căn nhà tạm bợ ở tại thôn 2, xã Lộc Hòa (Phú Lộc), bà Quyên đã kể cho tôi nghe về cuộc đời đầy gian nan, vất vả của bà. Hồi còn nhỏ, gia đình bà rất nghèo khó. Bà phải làm đủ thứ việc để giúp đỡ gia đình và tự nuôi sống bản thân mình, như: lên rừng hái củi, hái rau, trồng lúa, làm thuê... Ngày bà lên 19 tuổi, ông Lê Đức Kham cảm mến tính cần cù, chịu khó của bà nên đã ngỏ lời cầu hôn với bà. Thời đó, ông Kham là một người thanh niên hoạt bát, luôn giúp đỡ người nghèo khó. Ngày theo ông về làm vợ, cả ông và bà đều không có gì trong tay. Lấy bà, ông xung phong tham gia hoạt động dân quân du kích của xã Vinh Phú (Phú Vang). Bà cáng đáng mọi việc nhà để ông có thời gian tham gia việc nước, việc dân, mong một ngày nước nhà giải phóng.

 

Năm 1958, 2 vợ chồng bà đón nhận niềm vui lớn khi bà sinh đứa con đầu lòng và 6 năm sau (1964), bà sinh tiếp đứa con thứ 2. Hoàn cảnh khó khăn, nhưng bà luôn động viên ông tích cực tham gia dân quân du kích. Bà ở nhà làm đủ mọi việc để nuôi dạy 2 đứa con. Năng nổ trong công việc, đồng đội tin yêu, ông được cấp trên giao làm Xã đội trưởng Xã đội Vinh Phú. Niềm vui chưa được bao lâu, năm 1966 Xã đội Vinh Phú, trong đó có ông phối hợp với đơn vị K10 trong một trận chiến đấu ngoan cường với Mỹ ngụy, ông và nhiều đồng đội đã anh dũng hy sinh. Đó là vào ngày 12-1-1966, nhận được tin ông mất, bà đã không thể gượng dậy nổi. Nỗi đau mất chồng chưa nguôi ngoai, địch lại tiếp tục đàn áp, bắt bớ nhưng người có chồng theo cộng sản. Để tiếp tục nuôi 2 đứa con nhỏ và che mắt địch, năm 1972 bà sống cùng với người khác và năm 1974, bà sinh tiếp đứa con trai (sau đó người này bỏ đi đâu mất). Bà đặt tên cho con là Lê Đức Nhơn (theo họ ông Kham). Trong thời gian này, con gái đầu bà là Lê Thị Thu đau nặng và đã qua đời.

 

Hòa bình lập lại, bà dựng tạm mái nhà trên đất bố mẹ cho để sinh sống và nuôi các con. Sau khi các con lớn và lập gia đình và đã ra ở riêng, năm 1984, bà dựng lại ngôi nhà tạm và ở từ đó cho đến nay. Hiện, bà sống cùng đứa cháu nội và thờ cúng chồng (đã được Nhà nước công nhận là liệt sĩ).


Bà Quyên bên bàn thờ liệt sỹ Lê Đức Kham

Mơ ước về một căn nhà kiên cố

 

Bà Quyên hiện nay đã tuổi cao, sức yếu, sống hoàn toàn dựa vào tiền trợ cấp vợ liệt sĩ là 770.000 đồng/tháng. Con cái bà hoàn cảnh cũng rất khó khăn. Mong ước của bà Quyên là có một ngôi nhà kiên cố để che nắng, che mưa và thờ cúng chồng. Nhưng hoàn cảnh khó khăn của bà không thể xây dựng, sửa chữa nhà.

 

Ông Đào Công Nông, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Hòa cho biết, năm 2003, con bà Quyên là Lê thị Nhung đã được hưởng chế độ xây dựng nhà tình nghĩa để thờ cúng liệt sĩ Lê Đức Kham với kinh phí là 15 triệu đồng. Trong đó, UBMTTQVN huyện Phú Lộc hỗ trợ 7 triệu đồng, số còn lại bà con hỗ trợ vật liệu và ngày công. Riêng đứa con trai của bà Quyên là Lê Đức Nhơn, năm 2009 cũng được đưa vào danh sách xóa nhà tạm theo Quyết định 167/QĐ-CP của Chính phủ với kinh phí hỗ trợ là 8,4 triệu đồng; UBMTTQVN xã hỗ trợ 3 triệu đồng. Ngoài ra, ông Nhơn cũng đã được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách huyện là 8 triệu đồng với lãi suất 0% để xây dựng nhà ở. Đối với bà Quyên, Đảng ủy, UBND xã đã lập thủ tục, hồ sơ chuyển về Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Lộc để đề nghị được hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho bà. Tuy nhiên, Phòng LĐ-TB&XH huyện không phê duyệt với lý do chế độ liệt sĩ Kham đã được cấp cho gia đình bà Nhung (con liệt sĩ). Do bà Quyên không chịu sống cùng con cái nên Đảng ủy, UBND xã Lộc Hòa không biết lấy nguồn nào để hỗ trợ cho bà. Thời gian tới, xã sẽ tác động con cái nuôi bà Quyên. Nếu bà Quyên nhất quyết muốn sống một mình, địa phương sẽ kêu gọi các nhà từ thiện, các doanh nghiệp trên địa bàn và nhân dân để xây dựng nhà mới cho bà.

Thông qua bài viết này, chúng tôi kêu gọi các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện hỗ trợ bà Quyên để bà có thể xây dựng nhà mới như mong ước của bà trong những ngày cuối đời. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Bà Lê Thị Quyên, thôn 2, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc hoặc Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP Huế.

 

Bài và ảnh: Hải Huế

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xin giữ lại tương lai cho Hải bằng máy hỗ trợ nhịp tim

Từ nhỏ, Phan Thị Hải đã bị bệnh tim bẩm sinh. Tưởng chừng tương lai tươi đẹp của em đã được mở ra khi em được phẫu thuật đặt máy hỗ trợ nhịp tim thành công lúc 9 tuổi và trở thành cô sinh viên Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Nhưng khi cuộc sống vốn dĩ trôi qua bình thường, thì sóng gió ập tới, căn bệnh tim của em lại tái phát.

Xin giữ lại tương lai cho Hải bằng máy hỗ trợ nhịp tim
4 đứa trẻ mồ côi cần lắm một mái nhà

Khi màn đêm buông xuống, trong lúc ai nấy quây quần bên mâm cơm gia đình, thì có 4 đứa trẻ mồ côi (ở thôn Diên Đại, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang), không nhà cửa, không bố, người mẹ vừa quẫn trí treo cổ tự tử, ngơ ngác trước bàn thờ mẹ bảng lảng khói hương. Chiếc bàn thờ cũng đặt nhờ trong căn nhà bé xíu của một người họ hàng.

4 đứa trẻ mồ côi cần lắm một mái nhà
Xin yêu thương đến với hoàn cảnh cháu Thanh Phúc

Gia đình anh Hồ Văn Sơn là hộ nghèo của xã Lâm Đớt, huyện A Lưới. Hai vợ chồng đi làm thuê thu nhập không được ổn định. Cuộc sống khốn khó như vậy nhưng vợ chồng anh Sơn vẫn luôn cố gắng, nhất là khi cách nay 2 năm chị sinh hạ được một bé trai. Đặt tên con là Hồ Thanh Phúc với mong muốn con lớn lên may mắn…

Xin yêu thương đến với hoàn cảnh cháu Thanh Phúc
Xin bảo lưu kết quả học tập để ở nhà chăm sóc bố mẹ

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đến thăm gia đình cháu Nguyễn Đoàn Lan Anh (SN 2002) - sinh viên năm 3 Trường đại học Ngoại ngữ Huế, ở tổ dân phố Trạch Thượng 2, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), một gia đình có hoàn cảnh thật đáng thương.

Xin bảo lưu kết quả học tập để ở nhà chăm sóc bố mẹ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top