Thế giới Thế giới
Bà Nkosazana Dlami-Zuma tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban AU
Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU), các nhà lãnh đạo tổ chức này thông báo bà Nkosazana Dlami-Zuma, Chủ tịch hiện tại của Ủy ban AU sẽ tiếp tục giữ chức vụ này do các cuộc bầu chọn người kế nhiệm bà không có kết quả.
![]() |
Bà Nkosazana Dlami-Zuma, Chủ tịch hiện tại của Ủy ban AU sẽ tiếp tục giữ chức vụ này cho đến tháng Một năm sau. (Nguồn: nta.ng) |
Theo Tổng thống Cộng hòa Chad Idriss Deby, không có ứng cử viên nào giành được hai phần ba số phiếu bầu trong tổng số 54 nhà lãnh đạo châu Phi dự hội nghị, vì vậy bà Dlamini-Zuma sẽ tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban AU cho đến Hội nghị Thượng đỉnh AU lần tới vào tháng 1/2017.
Hội nghị thượng đỉnh AU lần thứ 27 diễn ra từ ngày 10-18/7 tại thủ đô Kigali của Rwanda với chủ đề: "2016: Năm châu Phi về quyền con người, chú trọng quyền phụ nữ."
Phát biểu tại cuộc họp báo bế mạc Hội nghị thượng đỉnh AU, ngày 18/7, Ủy viên phụ trách Hòa bình và An ninh của AU, ông Smail Chergui thông báo Lực lượng gìn giữ hòa bình của AU tại Somali (AMISOM) sẽ bắt đầu rút khỏi quốc gia Đông Bắc Phi này vào năm 2018.
Theo quan chức trên, AU đang lên kế hoạch đào tạo và trang bị cho các lực lượng của Somali trước khi AMISOM rút khỏi nước này. AU cũng sẽ hỗ trợ Rwanda chuẩn bị tổ chức các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội dự kiến vào cuối năm nay.
Ngoài ra, ông Chergui cho biết lãnh đạo các quốc gia thành viên nhất trí thành lập một quỹ đặc biệt để đối phó với các hoạt động khủng bố đang gia tăng tại lục địa này. Quỹ này sẽ được các chính phủ AU, cộng đồng quốc tế và các đối tác tài trợ.
Trước tình hình cấp bách tại Nam Sudan, ông Chergui cho hay các lãnh đạo châu Phi ngày 18/7 đã thông qua đề xuất triển khai một lực lượng bảo vệ khu vực tới Nam Sudan, với trách nhiệm lớn hơn lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc hiện đã triển khai ở nước này.
Theo ông Chergui, lực lượng khu vực nói trên sẵn sàng can dự trong mọi tình thế khó khăn ở Nam Sudan và đây là trách nhiệm của khu vực.
Một lệnh ngừng bắn mong manh đã được thực thi tại Nam Sudan trong một tuần qua, sau 4 ngày giao tranh giữa các lực lượng trung thành với Tổng thống Salva Kiir và các lực lượng ủng hộ Phó Tổng thống Riek Machar. Ít nhất 300 người đã thiệt mạng trong đợt bạo lực này.
Cũng trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh AU, các nhà lãnh đạo thúc đẩy các biện pháp để châu Phi hoàn toàn hướng tới công nghệ thông tin (ICTs) trong chuyển đổi xã hội và kinh tế của lục địa đen.
Tổng thống Rwanda Paul Kagame nhấn mạnh tầm quan trọng của các nền kinh tế số hóa để đạt được sự biến đổi cấu trúc của châu lục. Theo ông, việc cùng nhau hướng tới nền kinh tế dựa vào ICT và tri thức sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của châu Phi trong kinh tế toàn cầu./.
Theo Vietnam+
- ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật số (06/03)
- Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19 (05/03)
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương (05/03)
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới (05/03)
- Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng vừa phải trong năm 2021 (05/03)
- Thái Lan thí điểm kế hoạch thu hút du khách nước ngoài trở lại (05/03)
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX (05/03)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
-
ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật số
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19