ClockThứ Năm, 26/11/2020 11:14

Bác bán kem

TTH - Huế vào độ đông, những tia nắng ấm áp mùa hạ lùi xuống, nhường chỗ cho những đám mây xám xịt, đâu đó thoáng những hạt mưa rơi lất phất. Tiết trời se lạnh, mặt trời lặn sớm hơn khiến cho mọi thứ dường như hối hả hơn thường lệ. Ai cũng muốn được mau trở về nhà sau ngày làm việc vất vả, ngồi bên mâm cơm gia đình ấm áp.

Chiều đầu đông hôm qua, lang thang giữa sự vội vã giờ tan tầm, tôi bắt gặp một bóng hình rất đỗi thân thuộc. Đó là bác bán kem mà lúc học cấp hai tôi vẫn thường thấy trước cổng trường mỗi dịp tan trường. Vẫn là con xe dream chở theo thùng kem phía sau lưng, với nào ốc quế, đậu phụng, si-rô… được móc xung quanh. Có vẻ, bác đang trên đường về nhà, có vẻ hôm nay bán được kem nên trên môi bác khẽ nhẩm đôi câu hát. Tôi còn nhớ, hồi ấy, cứ mỗi bận tan trường vẫn thường rủ rê bạn bè, mỗi đứa góp 2.000 đồng để mua kem. Que kem mát lạnh, dịu ngọt như cứu rỗi cho đám học sinh dưới cái oi bức mùa hè.

Bất chợt, có hai bạn nữ chạy xe đến gần: “Bác ơi, tụi con muốn ăn kem”. Dừng xe lại vệ đường, bác cười xòa: “Hai đứa hai cây phải không? Đợi bác một chút”. Thấy vậy, tôi cũng nhanh chóng “nhập bọn”.

- Bác đi bán kem ri cũng lâu rồi. Thường thì sáng chuẩn bị kem, xong tới gần trưa lúc mấy cháu nhỏ sắp tan trường thì bán đợt trưa. Sau đó thì bác về nghỉ, đến cuối chiều lại đi. Chiều ni bận sinh nhật đứa con nên bác về sớm một tí, ghé qua tiệm bánh, mua cho con cái bánh kem” – vừa làm kem, bác giải thích về lý do về sớm hơn mọi ngày. Những viên kem mát lạnh, đầy màu sắc được đặt lên chiếc ốc quế, rồi thêm chút đậu phụng và si-rô rưới lên. Chỉ đơn giản như vậy thôi, lại là món tuổi thơ của rất nhiều người. Tôi đã từng mua kem của bác bán không biết bao nhiêu lần, nhưng đây mới là lần đầu tiên tôi có dịp hỏi han bác.

- Năm ni đầu năm thì dịch, bác không đi bán được, nên ở nhà, trồng ít rau để bán, rồi người ta nhờ chi thì bác phụ nấy, họ cũng trả cho ít công. Tới lúc ngớt dịch thì lại đi bán, một phần là thu nhập, cũng một phần là nhớ mấy cháu học sinh nữa. Không khí lúc tan trường cũng vui lắm - bác cười, rồi nói tiếp: Đợt bão lụt thì nhà cửa bác chằng chéo rồi nên không bị bay tôn, nhưng mà nước lên nên cả nhà phải đi ở nhờ. Cũng may là không có tổn thất chi nhiều cháu ạ, bị hư cái bàn học của cu con thôi nên bác đi bán kiếm tiền sắm lại cho nó.

Tôi thắc mắc, sao đã vào mùa lạnh mà bác vẫn đi bán, bác bảo, do lúc này trời chưa lạnh lắm, vẫn còn nhiều người thích ăn kem, nên bác tranh thủ thêm ít bữa. Khi nào trời lạnh hơn, bác sẽ chuyển sang làm bánh chuối chiên để bán. -“Bữa ni cũng khó khăn, không làm việc ni thì làm việc khác, chủ yếu kiếm được thu nhập là tốt rồi cháu à".

Biết tôi đã từng mua kem của bác những ngày còn cấp hai, bác vui vẻ làm thêm cho tôi một cây kem nữa, rồi bảo: “Cây ni bác tặng cháu, lâu như rứa rồi mà còn nhớ bác là bác vui rồi. Hôm nào cháu rảnh thì ghé lại cổng trường ủng hộ bác nhé".

Tôi nhìn bóng bác khuất dần giữa dòng người tấp nập. Năm 2020 này, ảnh hưởng của đại dịch và lũ lụt khiến nhiều người rơi vào cảnh khó khăn; tuy nhiên, khó khăn chẳng thể đánh gục được những người như bác như một câu dao xưa “còn da lông mọc, còn chồi nảy  cây”…

ĐĂNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Mỹ hứng chịu con số kỷ lục về thảm họa “tỷ USD” trong năm 2023

Dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho biết Mỹ đã hứng chịu nhiều trận lũ lụt, hỏa hoạn và các thảm họa khí hậu khác gây thiệt hại hàng tỷ USD (mỗi thảm họa) trong năm 2023 và nhiệt độ trung bình của nước này cao thứ năm trong lịch sử.

Mỹ hứng chịu con số kỷ lục về thảm họa “tỷ USD” trong năm 2023
Malaysia: Hơn 28.000 người phải sơ tán do lũ lụt

Johor và Sabah vừa trở thành những tiểu bang mới nhất ở Malaysia hứng chịu lũ lụt, nâng tổng số khu vực bị ảnh hưởng lên 6 tiểu bang, với số người sơ tán tính đến 6h sáng 27/12 (giờ địa phương) tăng lên 28.310 người, so với 25.938 người được ghi nhận trước đó vào tối 26/12.

Malaysia Hơn 28 000 người phải sơ tán do lũ lụt
Gieo lại mầm xanh

Trận mưa lũ giữa tháng 11 vừa qua, khiến nhiều vùng sản xuất rau màu bị thiệt hại nặng nề. Đua với thời gian, ngay khi nước rút, tranh thủ ngày tạnh ráo, bà con nông dân dọn dẹp bùn non, bắt tay gầy dựng lại vườn tược, tỉa dặm và trồng mới rau màu cho kịp nông lịch.

Gieo lại mầm xanh

TIN MỚI

Return to top