ClockThứ Sáu, 19/05/2017 05:41
Kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2017)

Bác Hồ, nền văn hóa của tương lai

TTH - Đó là dự đoán chính xác của nhà báo trẻ người Liên Xô Ô. Manđenxtam vào năm 1923 khi được diện kiến và trò truyện với Nguyễn Ái Quốc chỉ duy nhất một lần: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai… Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi như thấy được ngày mai, như thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương.”(1).

64 năm sau dự đoán ấy và cách chúng ta hôm nay vừa tròn 30 năm, khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Paris từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/1987 đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 vinh danh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất” vào năm 1990.

Bác Hồ và các cháu thiếu nhi 

Theo ông Nguyễn Dy Niên (lúc đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Chủ tịch Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự khóa họp), trong quá trình thảo luận tại khóa họp lần thứ 24 này, ý kiến phát biểu của các đại biểu quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh rất hay và xúc động, không chỉ hạn hẹp trong khuôn khổ “danh nhân”, mà còn chứa đựng những ý nghĩa lớn lao hơn, bao trùm hơn, vượt ra khỏi phạm vi nội dung diễn đạt vốn đã rất sâu sắc trong nghị quyết là tình cảm chân thật và sự ngưỡng mộ của bạn bè khắp năm châu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các đại biểu đều bày tỏ một quan điểm chung: coi tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản chung của nhân loại, của mọi thời đại.

Trong Nghị quyết Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24, khi phong tặng Hồ Chí Minh danh hiệu kép nói trên, UNESCO đã đánh giá: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất của sự khẳng định dân tộc, đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, sự đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam với lịch sử hàng nghìn năm, và những lý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

Năm 1990, thực hiện Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ kỷ niệm được UNESCO tổ chức tại Lễ đường Paris. Nhiều hoạt động cụ thể như: gắn biển lưu niệm, bảo tồn và phát huy tác dụng của các di tích lưu niệm Hồ Chí Minh; dựng tượng Hồ Chí Minh và đặt tên đường phố, trường học… đã được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới, như: Trung Quốc, Liên Xô, Lào, Campuchia, Cuba, Ấn Độ, Pháp, Xlôvakia, Hunggari, Italia, Bỉ, Thụy Sĩ, Mỹ, Mêhico, Angiêri, Yêmen, Luanda, Palétxtin, Inđônêxia. Còn ở trong nước, tổ chức UNESCO Việt Nam tổ chức một hội thảo quốc tế “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa lớn” ở Hà Nội vào tháng 3/1990.

Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương Modagat Ahmet, đại diện đặc biệt của Tổng Giám đốc UNESCO, khẳng định: “Hội nghị UNESCO phiên thứ 24 đã quyết định kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người vào năm 1990. Đây là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập”

Bước vào thế kỷ XXI, tờ báo Times, một tờ báo rất có uy tín với công chúng ở Mỹ đã lựa chọn Hồ Chí Minh là một trong 25 chính khách, cũng là một trong số 100 gương mặt trên mọi phương diện “đã làm thay đổi diện mạo của hành tinh trong thế kỷ XX”.                                                                               

Nguyên Anh

1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2011, t. 1, tr. 462

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Return to top