Thế giới

Bắc Kinh giận dữ khi Tokyo tuyên bố cân nhắc tuần tra Biển Đông

ClockChủ Nhật, 22/11/2015 12:29
TTH.VN - Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố mới đây với Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng Tokyo sẽ cân nhắc việc tuần tra Biển Đông, trang mạng The Diplomat đưa tin, dẫn lại báo cáo của hãng tin Xinhua. 


Các tàu chiến của Nhật Bản và Mỹ tham gia tập trận trên Biển Đông (Ảnh: Flickr)

Xinhua dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay Trung Quốc sẽ cảnh giác cao độ về sự can thiệp của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông và nhắc Tokyo không nên quên lịch sử nước này trong Thế chiến thứ 2.

Tuyên bố trên của Trung Quốc nhằm phản ứng lại sau những tuyên bố của Thủ tướng Abe trong cuộc gặp song phương với Tổng thống Obama bên lề thượng đỉnh APEC năm nay tại thủ đô Manila của Philippines rằng Tokyo sẽ cân nhắc phái lực Lượng phòng hộ bờ biển Nhật Bản (JMSDF) tham gia các cuộc tuần tra trên Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: “Trung Quốc đảm bảo chắc chắn tự do hàng hải của nhiều nước trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Đồng thời, Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ bất kỳ quốc gia nào lấy cớ an ninh hàng hải và hàng không để can dự vào các hoạt động đe dọa tới chủ quyền và an ninh của các quốc gia khác và tăng quân sự hóa trong khu vực”.

Trước đó vào ngày 19/11 trong cuộc gặp với Tổng thống Obama, Thủ tướng Abe nhấn mạnh rằng: “Liên quan đến hoạt động của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở Biển Đông, tôi sẽ xem xét vấn đề này trong khi tập trung vào việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của tình hình Biển Đông đến an ninh của Nhật Bản”.

Những tuyên bố trên của Thủ tướng Abe sau đó được Bộ Ngoại giao Nhật Bản xác nhận mặc dù  Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố rằng: “Nhật Bản chưa có kế hoạch nào cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) tham gia vào các hoạt động tuần tra an ninh hàng hải của Mỹ và thời điểm này SDF không tiến hành tuần tra ở Biển Đông, cũng như chưa có kế hoạch cụ thể nào cho chuyện này”.

Trước đó vào tháng 6 năm nay, Đô đốc Katsutoshi Kawano, Tư lệnh chỉ huy SDF cũng tuyên bố ông quan ngại về các hoạt động bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông. Đô đốc Kawano nhấn mạnh SDF chưa có một kế hoạch cụ thể nào để tuần tra thường xuyên trên Biển Đông với diện tích lên đến 3,5 triệu km2.

“Khu vực Biển Đông có vai trò quan trọng đối với an ninh của Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng tôi chưa có kế hoạch nào để tiến hành tuần tra trên Biển Đông hiện nay, nhưng tùy thuộc vào tình hình, nếu có cơ hội chúng tôi sẽ làm”, Tư lệnh Kawano tuyên bố.

Đô đốc Kawano còn nêu rõ: “Trường hợp Trung Quốc, như chúng tôi quan sát đối với vấn đề Biển Đông, nước này (Trung Quốc) đang mở rộng sự hiện diện hải quân (trong khu vực) và đang tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng. Đồng thời bởi vì thiếu sự minh bạch, nên chúng tôi rất quan ngại về các hoạt động trên của Trung Quốc”.

Nhưng một điều cần lưu ý là với năng lực của JMSDF liệu rằng JMSDF có đưa ra lịch trình tuần tra thường xuyên hay không trong bối cảnh quy mô hiện nay của Hải quân Nhật Bản. Gần đây nhất là vào tháng trước, JMSDF và Hải quân Mỹ đã tổ chức tập trận chung tại Biển Đông, trong lần tập trận này Nhật Bản có phái tàu khu trục lớp Akizuki JS Fuyuzuki tham gia còn Mỹ cử siêu tàu sân bay USS Theodore Roosevelt.

Nhận định về khả năng Nhật Bản có tham gia tuần tra trên Biển Đông hay không, Giáo sư chuyên về vấn đề chính trị quốc tế thuộc Đại học Keio, ông Yuichi Hosoya, cho rằng công chúng Nhật Bản chỉ ủng hộ các hoạt động quân sự bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản nếu như có những thách thức trực tiếp đối với sự sinh tồn của Tokyo.

Theo vị giáo sư này, những vấn đề liên quan đến Biển Đông không ảnh hưởng tới sinh tồn của Nhật Bản. Ông Hosoya không cho rằng chính phủ và người dân Nhật Bản thực sự quan ngại về những gì đang xảy ra trên Biển Đông.

Vũ Duy (Theo Dân trí)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tỷ lệ kết hôn ở Hàn Quốc tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ

Theo dữ liệu vừa được công bố ngày 19/3 của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, số lượng các cặp đôi kết hôn ở nước này trong năm 2023 đã tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, do nhu cầu bị dồn nén từ các cặp vợ chồng đã trì hoãn đám cưới trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, dữ liệu không cho thấy đây là sự phục hồi bền vững trong một xã hội đang già đi nhanh chóng như Hàn Quốc.

Tỷ lệ kết hôn ở Hàn Quốc tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Oxford Economics dự báo Australia sẽ bỏ lỡ mục tiêu khí hậu năm 2030

Hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics cho biết, lượng khí thải carbon của Australia không giảm đủ nhanh để đạt được mục tiêu khí hậu vào năm 2030, trong bối cảnh việc triển khai năng lượng tái tạo mất nhiều thời gian hơn so với dự đoán ban đầu.

Oxford Economics dự báo Australia sẽ bỏ lỡ mục tiêu khí hậu năm 2030
Return to top