ClockThứ Hai, 02/11/2020 08:45

Bác tôi những ngày sau lũ

TTH - Bác tôi trở về quê chưa lâu, thực tình thì tôi cũng không quan tâm nhiều đến công việc của người lớn, chỉ là phải luôn ghi nhớ những điều người lớn dạy bảo. Nhưng rồi, những ngày sau đợt lũ lịch sử vừa qua, tôi đã chú ý và biết trân quý những điều bác tôi đang làm.

Nhà tôi ở trên cao nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi lũ lụt. Và, có lẽ với bác, người từng có hơn hai mươi năm sống ở TP. Hồ Chí Minh thì cùng lắm cũng chứng kiến cảnh nước ứ trên các tuyến đường lớn sau những cơn mưa chiều. Thế mà, giữa sự sốt ruột của nhiều người tôi thấy bác cứ loay hoay, lo lắng đến đứng ngồi không yên; sau mỗi cuộc điện thoại, bác lại nhăn trán, trầm tư một lúc rồi lại bấm máy gọi điện...

Khi những cơn mưa không còn xối xả, tìm hiểu những tuyến đường nào nước đã rút, có thể lội được, bác lại tìm cách vận chuyển quần áo, chăn màn cũ kêu gọi được thông qua facebook đem đến các vùng rốn lũ ở Phong Điền, Phú Lộc... những nơi mà báo, đài cho biết tài sản của người dân trôi hết nên trước mắt đó là những vật dụng cần thiết đối với họ. Bác trả lời thắc mắc của tôi, rằng hàng cứu trợ là phải kịp thời, những hàng hóa mà bác kêu gọi được từ bạn bè ở Sài Gòn mấy hôm nữa mới ra tới, giờ bà con đang cần thì mang tới giúp họ trước đã.

Và rồi, những ngày sau đó, những chuyến xe từ TP. Hồ Chí Minh liên tục đến Huế, bác tôi ít có mặt ở nhà vì hết mang hàng cứu trợ về các huyện lại tổ chức phát gạo cho bà con nghèo trong xóm. Nhiều xe hàng về đến Huế lúc nửa đêm. Sáng ra, tôi đã thấy bác đến nhà mượn mẹ tôi cái phòng trống để chứa hàng vì xe phải quay ngay vào nam. Những hôm hàng ra bằng xe tải, bác lại huy động cả mấy đứa cháu, rồi nhờ thêm các anh, chị sinh viên thuê phòng trọ phụ bác chuyển hàng từ xe lớn sang xe nhỏ. Suốt nhiều ngày liền, bác cứ rong ruổi theo những chuyến xe, có hôm về nhà người phờ phạc vì mệt, đầu tóc dài “nghệ sĩ” trở nên bê bết, nhưng bác cười và nói: “Mình vất vả cũng không bằng các thầy cô giáo và cán bộ xã ở những vùng quê, họ vừa phải chuyển hàng xuống xe vừa thay nhau chở đến tận nhà những người già neo đơn, phụ trải chăn, dọn nhà… Nhìn ai cũng hăng hái, mình không còn cảm giác mệt mỏi nữa”.

Bác tôi năm nay đã ngoài 60, cái tuổi đã nhiều năm đón nhiều căn bệnh người già, nào huyết áp, cột sống, xương khớp… Ngày thường, đã hay nghe bác rên đau chỗ này, chỗ kia; thế mà, đến khi chung tay giúp đỡ người nghèo, tôi thấy cường độ làm việc của bác có khi còn hơn cả thanh niên.

Thời gian này, cả nước đang hướng về miền Trung, những gì bác tôi đang làm không phải là lớn lao lắm so với nhiều người khác, nhưng chừng đó đã đủ cho lớp trẻ chúng tôi nhận ra những việc làm ý nghĩa trong cuộc sống. Minh chứng rõ nhất là sự nhiệt tình không chỉ từ chúng tôi, những đứa cháu ruột của bác mà cả những anh chị sinh viên khi giúp bác vận chuyển hàng hóa.

HẢI VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ

Mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam thông tin, từ ngày 4/4 tới, các đơn vị liên quan triển khai phương án điều tiết xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi-rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ
Động lực để phụ nữ vươn lên

Luôn quan tâm hỗ trợ hội viên kịp thời, cùng phương châm “ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động hội”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Phong Sơn, huyện Phong Điền có nhiều cách làm hay, tạo thêm sinh kế giúp hội viên vươn lên.

Động lực để phụ nữ vươn lên
“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên

Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, kết nối những tấm lòng hảo tâm cùng chung tay với chính quyền địa phương để giúp các hộ nghèo, cận nghèo vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Đó là những gì Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam phường Đông Ba, TP. Huế đã và đang làm được để tạo nên những “đòn bẩy” giúp người nghèo vươn lên.

“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên
Return to top