Bắc Triều Tiên có thể “chữa trị” Mers, Ebola, Sars, Aids và nhiều bệnh khác
TTH.VN - Theo báo cáo từ hãng thông tấn nhà nước KCNA của Bắc Triều Tiên, nước này cho biết đã phát triển một loại vắc-xin "rất hiệu quả" trong việc điều trị Mers, Ebola và Aids, cũng như một loạt các bệnh khác mà y học hiện đại vẫn chưa tìm ra cách chữa trị.
Loại thuốc này, gọi là Kumdang-2, được báo cáo là có thể chữa trị cho tất cả các bệnh, từ bệnh Aids đến lao phổi và ung thư, cũng như các "tác hại do việc sử dụng máy tính" và ốm nghén, thông tin trên trang web của loại thuốc này cho biết.
Các nhà khoa học Bắc Triều Tiên, dẫn đầu bởi nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tuyên bố đã chữa khỏi AIDS - Ảnh: Rex
Hãng thông tấn nhà nước KCNA của Bắc Triều Tiên nổi tiếng thường cho ra những tuyên bố “chấn động” về những thành tựu của Bắc Triều Tiên - từ những đột phá khoa học cho đến khả năng thể thao của các nhà lãnh đạo - và trước đây đã loan báo về tính hiệu quả của thuốc Kumdang-2.
Phát triển bởi Công ty dược phẩm Pugang của Bắc Triều Tiên với khẩu hiệu "mọi người đều có quyền được khỏe mạnh", loại vắc-xin này được làm từ các chiết xuất của nhân sâm kết hợp với các nguyên tố đất hiếm, KCNA cho biết. "Các mũi tiêm Kumdang-2, một hoạt chất miễn dịch mạnh, được sản xuất tại Bắc Triều Tiên, sẽ rất hiệu quả trong việc chữa trị những bệnh do các virus ác tính như SARS, Ebola và Mers gây ra", báo cáo cho biết thêm.
Bắc Triều Tiên được biết đến với một cơ sở hạ tầng y tế yếu kém, tuyên bố thử nghiệm loại thuốc “chữa được tất cả các bệnh” này từ năm 1989. Trong khi đó, Hàn Quốc hiện đang phải vật lộn với một đợt bùng phát dịch Mers - loại virus đã làm 24 người tử vong và 166 người khác xác nhận nhiễm bệnh, và vẫn chưa có thuốc chữa.
Trong quá khứ, Bắc Triều Tiên đã thực hiện các biện pháp quyết liệt để chống lại các bệnh do virus gây ra, và gần đây đã tăng cường kiểm tra và tuyên bố sẽ có biện pháp "kín" tại các sân bay và cửa khẩu biên giới để tránh virus Mers. Năm ngoái, nước này áp đặt một lệnh cấm kéo dài 4 tháng đối với khách du lịch nước ngoài, tự nhận là do lo ngại về sự lây lan của virus Ebola.
Tố Quyên (lược dịch từ Straitstimes & Mirror)
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030 (02/02)
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN (02/02)
- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Phi ấn tượng với thành tựu của Việt Nam (02/02)
- Phong trào 'dòng máu tinh khiết' - Hệ lụy của thông tin sai lệch về vaccine ngừa COVID-19 (02/02)
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày (02/02)
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương (01/02)
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine (01/02)
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023 (01/02)
-
Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023
- Anh, EU đạt thỏa thuận hải quan hậu Brexit cho Bắc Ireland
- IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
-
Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA
- Lãnh đạo nước Anh kiên định với kế hoạch tăng thuế, cam kết cải cách hậu Brexit
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- Lạm phát Mỹ hạ nhiệt ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào?
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN